Vai troÌ€ quản lý kinh tế của NhaÌ€ nước trong nêÌ€n kinh tế thiÌ£ trươÌ€ng

 

22/10/2012 00:00

 

Vai trò quản lý kinh tế của nhà nước ở Việt Nam trước đổi mới (năm 1986) được thể hiện trong mô hình kế hoạch hoá tập trung. Có thể nêu những đặc trưng cơ bản về vai trò quản lý kinh tế của nhà nước trong mô hình kế hoạch hoá tập trung như sau:

- Nền kinh tế chỉ còn tồn tại phổ biến là hai thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể, dựa trên chế độ sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể.

- Thực hiện cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, thống nhất cao độ từ trung ương đến địa phương đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân; nền kinh tế mang nặng tính chất hiện vật, quan hệ hàng hoá - tiền tệ chỉ được thừa nhận về mặt hình thức, còn trên thực tế là thực hiện chế độ cấp phát, giao nộp, phân phối theo kế hoạch đến tận tay người tiêu dùng, các đơn vị kinh tế không có quyền tự chủ trong sản xuất – kinh doanh; trong kinh tế đối ngoại, chủ yếu trao đổi ngoại thương với các nước XHCN dưới hình thức các nghị định thư, hợp tác kinh tế mà thực chất là đổi trực tiếp hàng lấy hàng; thực hiện nhà nước độc quyền ngoại thương, trên thực tế đó 1à một nền kinh tế khép kín.

Tình hình thực tế đòi hỏi phải có sự thay đổi chính sách kinh tế một cách toàn diện. Đại hội VI (tháng 12-1986) của Đảng đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Đến Đại hội VII, VIII và Đại hội IX, Đảng ta đã khẳng định được mô hình kinh tế tổng quát của nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN; đó chính là “nền kinh tế thị trường định hướng xã lội chủ nghĩa”1. Đại hội X (tháng 4-2006) của Đảng khẳng định chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường (KTTT) điÌ£nh hướng xã hôÌ£i chủ nghĩa. Với mô hình kinh tế tổng quát trên, vai trò quản lý kinh tế của nhà nước cần phải có sự thay đổi căn bản, thể hiện ở các chức năng kinh tế sau đây:

- Tạo môi trường pháp lý ổn định cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh được tiến hành thuận lợi, an toàn. Bảo hộ vững chắc quyền sở hữu hợp pháp của các chủ thể kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho họ gia nhập thị trường; phát huy vai trò của thị trường trong việc phân bổ linh hoạt, tối ưu các nguồn lực; phát triển đồng bộ các loại thị trường, kiềm chế lạm phát, thất nghiệp, ổn định nền tài chính; tiền tệ.

- Hoạch định các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hàng năm để hướng hoạt động sản xuất - kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế theo những mục tiêu có lợi cho quốc kế dân sinh mà Đảng đã xác định, qua đó hình thành các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân trong từng thời kì.

- Nhà nước sử dụng các phương pháp, các công cụ kinh tế như giá cả, tín dụng, các chính sách tài chính tiền tệ để điều tiết nền KTTT, điều tiết cung, cầu, thu nhập Sự điều tiết đó phải tôn trọng các quy luật khách quan của thị trường, hạn chế can thiệp hành chính, gây khó khăn, cản trở sự phát triển của thị trường.

- Nhà nước đầu tư xây dựng các kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội cần thiết mà tư nhân không muốn và không thể làm.

- Tổ chức quản lý việc cung ứng dịch vụ công. Xác định rõ những dịch vụ công mang tính độc quyền tự nhiên và dịch vụ công mang tính cạnh tranh. Nhà nước chỉ trực tiếp tổ chức cung ứng những dịch vụ công liên quan đến quốc phòng, an ninh, kết cấu hạ tầng quan trọng... Một số dịch vụ công có thể giao cho cả tư nhân tham gia cung ứng như y tế, giáo dục hoặc chỉ nên để tư nhân làm vì có hiệu quả hơn như vui chơi, giải trí, du lịch

- Quản lý tài nguyên quốc gia, ban hành các đạo luật khẳng định quyền sở hữu, thực hiện lợi ích chủ sở hữu chẳng qua chính sách thuế, cho thuê tài sản, giá cả quyền sử dụng đất. Nhà nước quy định rõ trách nhiệm về quản lý vốn, tài sản doanh nghiệp nhà nước và vốn của Nhà nước trong các công ty cổ phần cho Tổng công ty Quản lý & Kinh doanh vốn nhà nước và đại diện chủ sở hữu nhà nước.

- Nhà nước thường xuyên tiến hành kiểm soát, thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh tế của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế đảm bảo thực thi pháp luật và kết hợp hài hòa các lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của người lao động. Ngăn chặn những hoạt động phi pháp, ổn định môi trường kinh tế, chính trị.

- Thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hoá, huy động mọi tiềm năng, mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh tế đối ngoại, phát huy lợi thế so sánh của nền kinh tế quốc dân, vừa đáp ứng nhu cầu trong nước vừa đẩy mạnh xuất khẩu, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới.

Qua hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã dần dần chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung quan liêu sang nền KTTT định hướng XHCN. Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước cũng có những chuyển biến lớn trong điều kiện KTTT, thể hiện ở những mặt sau đây:

- Đã tách biệt chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản lý sản xuất – kinh doanh của các đơn vị kinh tế, trên cơ sở có sự tách biệt tương đối giữa quyền sở hữu và quyền quản lý kinh doanh (quyền sử dụng). Nhờ đó, đã mở đường cho cải cách cơ chế quản lý các doanh nghiệp nhà nước và cơ chế đảm bảo thực hiện lợi ích của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước là Nhà nước. Xoá bao cấp, thực hiện chế độ công ty, giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp.

- Nhà nước đã dần dần thực hiện quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật trên cơ sở đã xây dựng và từng bước hoàn chỉnh hệ thống luật. Nhờ đó, đã từng bước hình thành được môi trường pháp lý tương đối ổn định, tạo “sân chơi” bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau vừa hợp tác, vừa cạnh tranh để cùng phát triển, góp phần tích cực phát triển KTTT.

- Bằng các cơ chế, chính sách kinh tế, Nhà nước đã thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, giải phóng lực lượng sản xuất. Nhà nước điều tiết nền KTTT thông qua pháp luật, kế hoạch, chính sách, các công cụ kinh tế và lực lượng vật chất mà Nhà nước nắm, kết hợp kế hoạch với thị trường; có sự phân cấp nhiều hơn để phát huy tính chủ động sáng tạo của địa phương; thực hiện tương đối tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nền kinh tế quốc dân.

Để tiếp tục nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền KTTT ở nước ta hiện nay, cần phải tập trung giải quyết mấy vấn đề chủ yếu sau đây:

Một là, phải phát triển mạnh mẽ nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. nhưng để giữ vững định hướng XHCN thì kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể phải không ngừng được củng cố và phát triển để dần dần trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là chỉ có tăng quy mô tuyệt đối của khu vực nhà nước, mà điều quan trọng là phải lựa chọn cách thức can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế. Bởi vì, trong nền KTTT, giữa nhà nước và thị trường, giữa nhà nước và tư nhân không có ranh giới rõ ràng, các doanh nghiệp thà nước và doanh nghiệp tư nhân thường liên doanh, liên kết, hình thành các công ty cổ phần; trong đó, có cả vốn nhà nước và vốn của tư nhân, các hợp tác xã Trong nhiều lĩnh vực, kể cả việc cung ứng kết cấu hạ tầng vật chất kinh tế và xã hội, cung ứng dịch vụ công cộng , nhiều khi doanh nghiệp nhà nước hoạt động không có hiệu quả bằng các doanh nghiệp tư nhân. Vì thế, Nhà nước không nên tham gia nhiều vào các lĩnh vực mà thị trường vận hành tốt, mà chỉ nên tham gia vào những lĩnh vực không thể dựa vào thị trường và khi cần thiết phải can thiệp thì nên chủ yếu can thiệp gián tiếp thông qua cơ chế, chính sách và công cụ kinh tế. Nhà nước cần khai thông hơn nữa tiềm năng của khu vực tư nhân, tạo cơ chế thông thoáng để thu hút khu vực này vào việc cung ứng kết cấu hạ tầng và dịch vụ công cộng theo mục tiêu của Nhà nước. Như thế vẫn đảm bảo vai trò nền tảng của kinh tế nhà nước. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, khu vực tư nhân luôn là động lực chủ yếu của quá trình tăng trưởng và phát triển bền vững. Một đặc điểm nổi bật của các nền kinh tế trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi từ mô hình kế hoạch hoá tập trung sang KTTT là còn tồn tại tình trạng độc quyền và phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp hầu hết đều do Nhà nước quyết định theo phương thức hành chính như cấm hoặc hạn chế các doanh nghiệp khác không được kinh doanh chứ không phải hình thành nhờ hiệu quả kinh doanh thông qua con đường tập trung, tích tụ vốn. Trong bố cảnh đó, tự do hoá thương mại và tự do gia nhập ngành, bãi bỏ các hàng rào bảo hộ sẽ là nhưng biện pháp hữu hiệu để hạn chế sự bất công và phi hiệu quả gắn liền với độc quyền.

Hai là, cần sử dụng hợp lý các phương pháp hành chính, kinh tế và giáo dục trong quản lý; kiên quyết thực hiện việc Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, cung cấp một khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ, nhất quán, minh bạch và vững chắc; điều tiết các lĩnh vực kinh tế - xã hội bằng kế hoạch hoá, xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và thực thi các chính sách để điều tiết nền kinh tế như chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách tỉ giá hối đoái, chính sách thu nhập, chính sách thương mại quốc tế, chính sách chống độc quyền và khuyến khích cạnh tranh, chính sách khoa học công nghệ; không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

Ba là, phải thường xuyên cải tổ bộ máy nhà nước theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Nhà nước phải thực sự trở thành nhà nước của dân, do dân và vì dân, thực hiện công bằng xã hội đảm bảo cho mọi người chứ không phải chỉ một số người được hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng kinh tế, bảo vệ được bộ phận dân cư dễ bị tổn thương trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường, giữ gìn ổn định xã hội. Chỉ có như vậy mới đảm bảo tính định hướng XHCN của phát triển nền kinh tế. Cần rà soát lại các cơ quan từ trung ương đến địa phương, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, giảm bớt những cơ quan và số người thực sự không cần thiết. Kiên quyết chống các hiện tượng tiêu cực nhũng nhiễu, phiền hà cho nhân dân và doanh nghiệp. Trước hết, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập thị trường của các chủ thể và tạo môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Như Báo cáo chính trị tại Đại hội X đã chỉ rõ, Nhà nước cần tập trung vào chức năng “Tạo môi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực của xã hội cho phát triển, các chủ thể hoạt động kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, có trật tự, kỉ cương Thực hiện quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động thị trường và doanh nghiệp ”2

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB CTQG, H. 2001, tr 86.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB CTQG, H. 2006, tr .78-79.

Theo Viện Kinh tế TP.HCM