Trung Quốc đánh thuế chống bán phá giá lên sản phẩm thép từ EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia

Thứ Sáu (22/3), Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết quốc gia này sẽ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với phôi thép không gỉ và tấm thép không gỉ cán nóng từ Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia từ ngày 23/3.

25/03/2019 15:07

Thứ Sáu (22/3), Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết quốc gia này sẽ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với phôi thép không gỉ và tấm thép không gỉ cán nóng từ Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia từ ngày 23/3.

Theo Reuters, cơ quan này sẽ thu tiền đặt cọc trong khoảng 18,1 - 103,1% từ các công ty gồm Nippon Yakin Kogyo của Nhật Bản và POSCO Hàn Quốc .

Cùng ngày, Indonesia tăng thuế chống bán phá giá lên tới 20% đối với một số sản phẩm sắt - thép cán nóng từ 7 quốc gia, trong đó có cả Trung Quốc, Nga và Ấn Độ.

Thuế chống bán phá giá, đã được áp dụng từ năm 2013, ảnh hưởng đến các công ty khổng lồ Angang Steel và Bao Son Iron and Steel của Trung Quốc, Severstal từ Nga và Essar Steel của Ấn Độ. Mức thuế mới sẽ có hiệu lực sau 14 ngày kể từ ngày 19/3, khi chính phủ kí quy định.

Indonesia cũng áp thuế đối với thép hàng nhập khẩu cán phẳng từ Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Kazakhstan và Belarus, ngoài ra, áp dụng thuế chống bán phá giá 11,9% riêng đối với một số sản phẩm sắt thép khác từ Trung Quốc.

"Tuy nhiên, 20% không phải thuế chống bán phá giá đáng kể so với mức thuế cao từ châu Âu và Mỹ", ông Kevin Bai, một nhà phân tích tại CRU ở Bắc Kinh, nhận định.

"Đây là một biện pháp bảo vệ vì trong những ngày gần đây, các quốc gia Đông Nam Á đang cố gắng độc lập hơn. Họ sản xuất sản phẩm của riêng mình thay vì nhập từ Trung Quốc".

Với 1,79 triệu tấn nhập khẩu trong 2018, Indonesia là điểm đến lớn thứ 5 của sản phẩm thép cán phảng Trung Quốc, sau Việt Nam, Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan, theo IHS Markit Global Trade Atlass.

Thuế quan của Trung Quốc theo sau vụ điều tra của Bắc Kinh đối với thép không gỉ nhập khẩu vào tháng 7 năm ngoái và dường như không liên quan đến hành động thuế quan của Indonesia.

Gần hai phần ba lượng nhập khẩu thép không gỉ của Trung Quốc năm 2017 đến từ Indonesia, tăng từ mức 5% trong năm 2016, theo đơn khiếu nại dẫn tới cuộc thăm dò chống bán phá giá.

"Đây là một cách để bảo vệ các công ty thép trong nước, nhưng Trung Quốc nhập khẩu rất ít từ phần còn lại của thế giới", Helen Lau, một nhà phân tích tại Argonaut Securities ở Hong Kong, cho biết.

"Trung Quốc có thể nhập khẩu một số sản phẩm thép cao cấp không thể được sản xuất tại địa phương hoặc được những người dùng cuối thu mua vì họ cần một loại có đặc điểm kỹ thuật nhất định".

Pradnyawati, giám đốc an ninh thương mại tại Bộ Thương mại Indonesia, cho biết Jakarta đang đề nghị giúp đỡ các nhà xuất khẩu bị cáo buộc bán phá giá thép không gỉ vào Trung Quốc, và đang nghiên cứu cáo buộc của Bắc Kinh về quyết định về bước tiếp theo.

Bà đã không trả lời câu hỏi về lý do của việc tăng thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm sắt từ Trung Quốc và các nước khác.