Mặt trái của thuế quan đối với ngành thép Mỹ
08/07/2019 08:45
Thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với thép nước ngoài đã đẩy nhanh sự suy giảm của một số nhà máy luyện thép Mỹ, các thực thể ông tuyên bố sẽ giúp đỡ trước đó.
Thuế quan đã thúc đẩy mạnh mẽ sản lượng của Mỹ trong khi nhu cầu yếu vì nền kinh tế toàn cầu đang hạ nhiệt khiến giá thép giảm.
Điều này tạo ra sự phân chia rõ rệt giữa các công ty như Nucor, sử dụng các lò điện hồ quang (EAF) vận hành với chi phí rẻ hơn để tái chế phế liệu thành các sản phẩm thép, và những công ty như U.S Steel, với các lò cao có chi phí vận hành tốn kém hơn.
Kể từ khi ông Trump công bố thuế quan vào 16 tháng trước, U.S Steel đã mất gần 70% giá trị thị trường, tương đương 5,5 tỉ U.SD, và để không hai lò luyện vào giữa tháng 6. Trong khi đó, Nucor, với giá trị thị trường giảm khoảng 20%, đã nói về các dự án mở rộng sản xuất trị giá 2,5 tỉ USD.
Theo Giám đốc điều hành của Nucor John Ferriola trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước, hành động của tổng thống Trump có thể đẩy nhanh một cuộc cải tiến không thể tránh khỏi.
"Một số công ty sẽ phải chịu thiệt hại? Chắc chắn...", ông Ferriola nói.
Tháng 7/2018, ông Trump đứng trên một sân khấu tạm thời tại một nhà máy thép của U.S. Steel ở thành phố Granit, Illinois và cười rạng rỡ khi các công nhân vui mừng vì thuế quan. Vào thời điểm đó, công ty đã khởi động lại một trong hai lò cao tại Gran City và cam kết nhà máy thứ hai sẽ sớm được đưa vào hoạt động.
"Công nhân đã trở lại với công việc, và chúng ta một lần nữa sẽ đưa thép Mỹ trở thành trụ cột của nền kinh tế", ông Trump nói trong chương trình kéo dài một giờ. "U.S. Steel đã trở lại".
Tuy nhiên, kể từ đó, kết quả không giống như mong đợi.
Với việc các nhà sản xuất thép lớn hơn tăng công suất để giành thị phần, nhu cầu giảm đã khiến các lò cao cũ hơn, tốn kém hơn tại U.S Steel và AK Steel Holding phải vật lộn để cạnh tranh, ngay cả khi thép nước ngoài bị đẩy ra khỏi thị trường.
Người phát ngôn của U.S. Steel đã từ chối yêu cầu đưa ra bình luận của Bloomberg.
Cổ phiếu của U.S Steel lao dốc kể từ khi Tổng thống Trump chào mừng sự trở lại của công ty vào tháng 7 năm ngoái.
Như dự đoán, thuế quan giảm khối lượng thép nhập khẩu, tạo ra nhiều nhu cầu trong năm 2018 và thúc đẩy lợi nhuận.
Với khoảng lợi nhuận đó, cùng với khoản tiền từ việc giảm thuế doanh nghiệp của ông Trump, và niềm tin rằng chủ nghĩa bảo hộ sẽ được duy trì, các nhà sản xuất trong nước bắt đầu bổ sung nhiều công suất hơn mức họ có thể.
Tuy nhiên, vấn đề xuất hiện. Năm nay, nền kinh tế toàn cầu hạ nhiệt, nhu cầu và giá giảm. Điều này mang tới một sự khích lệ cho các công ty EAF, với tỉ suất lợi nhuận và bảng tài sản vượt trội, tích cực giành thị phần lớn hơn trên thị trường.
Thay đổi để thích ứng
"Không phải toàn bộ nhà máy luyện thép giống nhau", ông Mark Millett, Giám đốc điều hành của Steel Dynamics, cho biết. Tháng 11/2018, ông đã công bố một nhà máy EAF mới trị giá 1,8 tỉ USD được xây dựng ở phía tây nam nước Mỹ.
Các nhà cung cấp cho lò cao đang đưa ra những tín hiệu cảnh báo. Khi đưa ra tầm nhìn của mình cho công ty khai thác quặng sắt Cleveland-Cliffs tại một hội nghị gần đây, CEO Lourenco Goncalves đã vẽ ra một tương lai ảm đạm cho các lò cao, chiếm phần lớn khách hàng hiện tại của ông.
Đó là lý do tại sao Cliffs đang đầu tư 830 triệu USD vào một nhà máy có trụ sở tại Toledo, Ohio, nơi sẽ sản xuất sắt nung nóng cho các lò hồ điện quang của những công ty như Nucor, ông Goncalves nói.
Họ đã đầu tư vào nhà máy này vì có thể nhìn thấy tương lai của ngành luyện thép ở Mỹ, ông Gonves cho biết tại New York vào tháng trước.
"Nhiều lò cao sẽ đóng cửa", ông nói thêm.
U.S Steel đang cố gắng cho các nhà đầu tư thấy rằng họ có thể chuyển đổi các lò cao.
Hồi tháng 2, công ty đã tuyên bố khởi động lại việc xây dựng một cơ sở EAF ở Alabama. Và vào tháng 5, U.S Steel cho biết sẽ chi 1 tỉ USD để nâng cấp các cơ sở ở Pennsylvania để sản xuất thép cường độ cao hơn cho ngành công nghiệp ô tô.
Những lò luyện thép kém hiệu quả hơn sẽ biến mất, nhưng không có gì đảm bảo rằng nó sẽ biến mất vĩnh viễn, theo chuyên gia của Bank of America.