Giá thép xây dựng thế giới tiếp tục phá đỉnh

Giá thép xây dựng ngày 8/3 tại phần lớn các khu vực thị trường trên thế giới đều đang ở mức giá cao nhất trong vòng 5 năm gần đây. Ngày 9/3, thị trường thép xây dựng Việt Nam cũng đồng loạt tăng giá với mức tăng phổ biến là 600 đồng/kg.

09/03/2022 15:16

Giá thép xây dựng trên thị trường thép thế giới tiếp tục leo đỉnh khi bước vào tuần thứ 2 của tháng 3/2022. Theo Platts, giá thép cây (BS 4449 Grade 500 D 16-32 mm) nhập khẩu vào khu vực Đông Nam Á ngày 8/3 ghi nhận ở mức 845 USD/tấn CFR Singapore, giá thép cây (B500B D16-20 mm) xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên mức 925 USD/tấn CFR, giá thép cây (BS 4449 D16-20 mm) Trung Quốc xuất khẩu cũng đạt 830 USD/tấn FOB Zhangjiagang. Giá ngày 8/3 tại phần lớn các khu vực thị trường trên thế giới đều đang ở mức giá cao nhất trong vòng 5 năm gần đây.

Tại Việt Nam, ngày 9/3, thị trường thép xây dựng đồng loạt tăng giá với mức tăng phổ biến là 600 đồng/kg, đây là đợt tăng giá thứ 2 của tháng 3/2022 và là đợt tăng giá lần thứ 6 kể từ đầu năm 2022. Như vậy, tính tới thời điểm hiện nay, tổng mức tăng giá của tháng 3/2022 phổ biến là 1 triệu đồng/tấn, tổng mức tăng của 3 tháng đầu năm phổ biến từ 1,85 – 2 triệu đồng/tấn.

Cũng như thị trường thế giới, giá thép xây dựng nội địa tháng 3/2022 cũng đã phá mức giá đỉnh của năm 2021 và cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. 

123

Tham khảo giá niêm yết một số mặt hàng thép của TISCO (nguồn TISCO):

sdg

Nguyên nhân tăng giá tiếp tục xuất phát từ bối cảnh xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, giao dịch hàng hóa với các nhà cung cấp của Nga bị tê liệt, và nhu cầu nguyên liệu, đặc biệt là nhu cầu thu mua thép phế cao hơn từ thị trường Châu Á. Thị trường thép phế đã có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước nhập khẩu phế liệu, việc thu mua phế liệu ngày càng trở nên khó khăn; giá phế từ các nguồn cung phương Tây đã tăng cao và liên tục lập đỉnh. Tham khảo giá thép phế nguồn Platts dưới đây:

ádd

Thị trường thép thế giới hiện nay đều được nhận định là sẽ tiếp tục biến động và không ổn định, triển vọng nhu cầu thị trường cũng khó đoán, khó dự báo trước những tác động khó lường của cuộc khủng hoảng Ukraina có thể tác động đến tăng trưởng, lạm phát và chính sách tiền tệ thế giới. 

Trần Thanh Hương