Có lẽ mấu chốt trong câu chuyện phát Sẽ tìm cách chặn thép nhập khẩu

Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) sẽ họp bàn với các nhà nhập khẩu, cơ quan quản lý liên quan để đưa ra phương án xử lý thép nhập từ nước ngoài nghi ngờ để lẩn tránh thuế tự vệ thương mại.

15/12/2016 13:09

Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) sẽ họp bàn với các nhà nhập khẩu, cơ quan quản lý liên quan để đưa ra phương án xử lý thép nhập từ nước ngoài nghi ngờ để lẩn tránh thuế tự vệ thương mại.

Ngày 18-10-2016, Cục Quản lý cạnh tranh đã nhận được công văn số 71/HHTVN của Hiệp hội Thép về tình hình nhập khẩu thép từ nước ngoài vào Việt Nam và nghi ngờ có hiện tượng lẩn tránh thuế tự vệ đối với một số mặt hàng phôi thép và thép dài, cụ thể đối với sản phẩm thép cuộn mã HS 7213.91.90.

Để có cơ sở đưa ra phương án xử lý đối với vấn đề này, ngày 19-12 (tức thứ 2 tuần tới), Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức buổi làm việc với các nhà nhập khẩu trong nước và các cơ quan quản lý có liên quan gồm đại diện Cục Quản lý cạnh tranh, Vụ Công nghiệp nặng, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) và các doanh nghiệp nhập khẩu liên quan.

Theo thông tin từ VSA, ngày 18-7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2968/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam, trong đó có mặt hàng thép dài (thép thanh và thép cuộn) bao gồm các mã HS 7213.10.00, 7213.91.20, 7213.20.31, 7214.20.41, 7227.90.00, 7228.30.00 và 9811.00.00 với mức thuế tự vệ là 15,4% từ ngày 2-8-2016 đến 21-3-2017.

Việc áp dụng thuế tự vệ đã tác động tích cực đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước. Tính đến hết 9 tháng đầu năm 2016, tăng trưởng sản xuất và bán hàng của các doanh nghiệp thành viên VSA lần lượt là 22,4% và 24% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, qua theo dõi tình hình nhập khẩu, VSA thấy đang tồn tại hiện tượng lẩn tránh thuế tự về bằng cách khai chuyển mã số HS.

Cụ thể, lượng thép cuộn nhập khẩu theo các mã HS đang bị áp thuế tự vệ thương mại trong 9 tháng giảm rõ rệt, chỉ bằng 29% so với cùng kỳ và bằng 25% so với cả năm 2015.

Nhưng lượng thép cuộn nhập khẩu theo các mã HS không thuộc đối tượng áp thuế (mã HS 7213.91.90) tăng lên đột biến, nhất là từ tháng 4 khi có quyết định áp thuế tự vệ tạm thời.

So với năm 2015 và quý I-2016, lượng thép mã HS này đã tăng gấp nhiều lần, riêng tháng 9, con số nhập khẩu đã lên tới 120.640 tấn. Tổng lượng nhập khẩu mặt hàng này trong 9 tháng đã tăng gấp gần 14 lần so với cùng kỳ năm trước. Với đà này, lượng nhập khẩu trong tháng 10 sẽ không dưới 100.000 tấn.

Theo phân tích của VSA, thép cuộn mã 7213.91.90 có thành phần hóa học và cơ tính có thể đáp ứng để sử dụng như thép cuộn nhập khẩu đang bị áp thuế tự vệ thương mại.

Hơn nữa, doanh nghiệp chuyển sang mã HS này để hưởng thuế suất 3% so với mức thuế suất 15,4% đối với mã HS 7227.90.00 và 30,4% với mã HS 7213.10.00 và 35,4% đối với mã HS 7213.91.20.

Như vậy, có thể thấy hành vi lẩn tránh thuế tự vệ thương mại từ các mã HS bị áp thuế sang các mã không bị áp thuế với sự chênh lệch thuế suất nhập khẩu là rất đáng kể.

Ngoài mã HS 7213.91.90 trên, một số mã HS khác như 7213.99.90, 9839.10.00, 9839.20.00 có khả năng được các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ kê khai sang. Các mã HS này được mô tả giống với mã HS 7213.91.90, đều là thép cán nóng dạng cuộn cuốn, tròn trơn, chỉ khác nhau ở đường kính (mã 7213.91.90 và 9839.10.00 có đường kính dưới 14mm còn mã 7213.99.90, 9839.20.00 có đường kính từ 14mm trở lên).
riển ngành thép không còn nằm ở yếu tố thừa hay thiếu, mà là khả năng cạnh tranh. Và cũng chính vì vậy, Bộ Công thương đã phải tính toán cập nhật lại Quy hoạch Hệ thống sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.

Với quan điểm là phải nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của ngành thép, Bộ Công thương không chỉ loại bỏ 12 dự án thép khỏi quy hoạch hiện có, mà còn dứt khoát không cấp phép các dự án mới có quy mô dưới 500.000 tấn/năm. Thêm một lý do nữa là bối cảnh hội nhập kinh tế đòi hỏi các dự án thép phải có khả năng cạnh tranh, giá thành hạ và phải có công suất lớn.

Ngoài những yêu cầu mà cơ quan quản lý đặt ra, trong số các dự án thép lớn hiện nay, bản thân chủ dự án và địa phương có dự cũng phải giải quyết nhiều vấn đề. Dự án Khu liên hiệp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận của CTCP Tập đoàn Hoa Sen là một thị dụ. Vấn đề khiến chủ đầu tư và chính quyền địa phương "đau đầu" là việc làm sao đảm bảo được nguồn nước cung cấp nước cho dự án sản xuất thép. Muốn thu hút nhà đầu tư thì hiển nhiên, Ninh Thuận phải giải quyết bài toán này.

Gợi ý về hướng ra cho địa phương, có ý kiến đã nhắc tới việc có nhiều tổ hợp thép lớn trên thế giới từng được đặt ở các vùng ven biển hoặc sâu trong lục địa, thậm chí ở vùng đông dân cư và hầu hết đều chưa xẩy ra sự cố lớn về môi trường. Rất có thể, đây cũng là phương án được Ninh Thuận và chủ đầu tư tính đến.

Tựu trung, để ngành công nghiệp thép có thể phát triển bền vững, thì cùng với việc lựa chọn công nghệ, rà soát quy hoạch, các cơ quan chức năng và chính quyền sở tại cần tiếp tục cân nhắc kỹ trước khi cấp phép thêm dự án mới, đồng thời siết chặt công tác hậu kiểm. Điều này càng phải được coi trọng, bởi người đứng đầu Chính phủ đã tuyên bố, không đánh đổi môi trường lấy lợi ích trước mắt và khi câu chuyện liên quan đến Dự án thép của Tập đoàn Formosa vẫn còn âm hưởng.