Thị trường thép xây dựng nội địa điều chỉnh giá lần thứ 5 trong tháng 7

Giá thép xây dựng nội địa tiếp tục điều chỉnh giảm lần thứ 5 trong tháng 7 và là lần thứ 11 kể từ đầu năm 2022 cho tới nay. Giá thép nội địa giảm trong bối cảnh thị trường thép thế giới tăng giảm đan xen trong những ngày qua. Theo Platts, giá quặng sắt 62%Fe nhập khẩu Bắc Trung Quốc ngày 26/7 ở mức 111,45 - 111,95 USD/tấn CFR, tăng 7,4% so với ngày trước đó, sang ngày 27/7 giá giảm 0,6% xuống mức 110,8 - 111,3 USD/tấn CFR; giá thép phế HMS 1/2 80:20 nhập khẩu Đông Á ngày 27/7 ở mức 370 USD/tấn CFR, giảm 5,1% so với giá liền kế trước đó; giá phôi thép tại Trung Quốc ngày 27/7 tăng 0,8% so với ngày 26/7 khi giá phôi nhập khẩu ở mức 483 USD/tấn CFR và giá phôi nội địa Đường Sơn ở mức 3.650 CNY/tấn; giá thép cây nội địa Trung Quốc ở mức 4.010 CNY/tấn, tăng 0,2% so với ngày hôm qua.

27/07/2022 18:39

Ngày 27/7, hầu hết các doanh nghiệp thép xây dựng trong nước đã điều chỉnh giảm giá bán đối với mặt hàng thép cuộn là 300.000 đồng/tấn, thép cây là 150.000 đồng/tấn. Đợt giảm giá lần thứ 5 này của tháng 7/2022 đã nâng tổng mức giảm giá trong tháng của thép cuộn lên 1.150.000 đồng/tấn, thép cuộn lên 700.000 đồng/tấn.

27-7-1

27-7-2 Như vậy, giá bán bình quân tháng 7/2022 đã về gần sát với mức giá bình quân cùng kỳ năm 2021. Tính chung 7 tháng đầu năm 2022, giảm giá là xu hướng chính của thị trường thép xây dựng nội địa với tổng mức giảm giá từ 2,55 – 3,55 triệu đồng/tấn nhiều hơn so với tổng mức tăng từ 2,45 – 3,1 triệu đồng/tấn, mức tăng giảm tùy theo khu vực thị trường, thương hiệu và chủng loại sản phẩm.

27-7-3

Giá phôi thép trong nước tuần này cũng tiếp tục đi xuống, giá chào phôi hiện nay giảm khoảng 500.000 đồng/tấn so với cuối tuần trước. Theo cả nhà thương mại lẫn nhà sản xuất, thị trường phôi hiện nay rất ảm đạm, không có nhiều đơn chào mới, hầu như vắng bóng các giao dịch. Giá chào phôi trung tần hiện nay phổ biến từ 11,75 – 11,85 triệu đồng/tấn, đây là giá xuất xưởng tại bên bán, chưa bao gồm phí vận chuyển, chưa VAT.

27-7-4 Giá thép phế nội địa chưa ghi nhận biến động trong tuần này tính đến ngày 27/7, ngoài thị trường chỉ ghi nhận thông tin một nhà máy ở khu vực Miền Trung tăng giá thu mua thép phế thêm 600.000 đồng/tấn. Giá tạm thời vẫn đi ngang sau đợt điều chỉnh giảm giá thu mua phế từ 200.000 – 300.000 đồng/tấn của tuần trước. Giá phế loại 1 hiện nay ở khu vực phía Bắc phổ biến từ 9 - 9,3 triệu đồng/tấn, phía Nam từ 8,3 – 8,5 triệu đồng/tấn.

Theo một số nhà sản xuất, hiện nay các nhà máy thực hiện mua đuổi bán đuổi, chỉ mua nguyên liệu lượng nhỏ, phù hợp với thực tế bán hàng. Sự thận trọng đang bao trùm lên cả người bán lẫn người mua tại thị trường nguyên liệu như phôi thép và thép phế.

Nhìn chung, giá thép xây dựng đã giảm mạnh trong thời gian qua nhưng không kích thích được cầu, thị trường hiện nay trông chờ vào sự phục hồi nhu cầu thép thành phẩm của nền kinh tế. Việc giá nguyên liệu trên thị trường thép thế giới đi xuống trong những tháng qua, còn giá thép xây dựng nội địa duy trì tần suất giảm giá 1 lần/1 tuần khiến khách hàng có xu hướng kéo dài thời gian nhận hàng để chờ giá xuống. 

Nhận định thị trường thép nội địa tháng 8/2022 sẽ còn tiếp tục khó khăn hơn nữa khi đây cũng là tháng 7 âm lịch nên tâm lý người Việt không muốn khởi công những công trình dân dụng trong tháng này, ngoài ra đây cũng là tháng được dự báo sẽ mưa bão nhiều. Sau tháng 8 lại bắt đầu bước vào mùa khô, là mùa xây dựng nên nhiều khả năng lượng thép tiêu thụ sẽ khá hơn so với những tháng trước.

Việc phục hồi thị trường thép xây dựng nội địa những tháng tới hoàn toàn tùy thuộc vào tình hình và tốc độ tháo gỡ nút thắt về nhu cầu tiêu thụ thép của nền kinh tế, ngoài ra thị trường cũng cần các cú huých từ thị trường thép thế giới.

Ba kịch bản dự báo kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối 2022 và 2023 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng dự thảo Đề án Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn. Dự thảo được xây dựng trong bối cảnh rủi ro, thách thức về ổn định kinh tế vĩ mô làm gia tăng áp lực, rủi ro đối với phục hồi kinh tế Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2022, và cả các năm tiếp theo.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng 3 kịch bản dự báo cho 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023 cụ thể như sau:

Với kịch bản cao: kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiềm chế khoảng 4%, các cân đối lớn được bảo đảm, tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt mục tiêu đề ra, năm 2023 đạt mục tiêu bình quân giai đoạn 2021-2025 (6,5-7%).

Với kịch bản trung bình: kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát cao hơn 4%, nhưng vẫn được kiểm soát, một số cân đối lớn không bảo đảm cân bằng, tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt mục tiêu đề ra, năm 2023 chỉ tiệm cận mục tiêu bình quân giai đoạn 2021-2025 (6,5-7%).

Với kịch bản thấp kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, nhiều cân đối lớn không bảo đảm cân bằng, tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt mục tiêu đề ra, năm 2023 thấp hơn mục tiêu bình quân giai đoạn 2021-2025 (6,5-7%).

Trần Hương