“Cửa” thắng của Việt Nam khi kiện Mỹ ra WTO

Theo cáo buộc của Hiệp hội thép nhôm Việt Nam đang bị Hoa Kỳ áp mức mức 25% đối với thép và 10% đối với nhôm sau quyết định hồi đầu tháng 3. Một số mặt hàng khác của Việt Nam cũng có thể đối mặt với nguy cơ này trong bối cảnh những căng thẳng về thương mại quốc tế liên tục diễn ra.

07/04/2018 09:26

Hiệp hội Thép đang kiến nghị Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ xem xét khởi kiện Hoa Kỳ ra WTO.

Theo cáo buộc của Hiệp hội thép nhôm Việt Nam đang bị Hoa Kỳ áp mức mức 25% đối với thép và 10% đối với nhôm sau quyết định hồi đầu tháng 3. Một số mặt hàng khác của Việt Nam cũng có thể đối mặt với nguy cơ này trong bối cảnh những căng thẳng về thương mại quốc tế liên tục diễn ra.

Khởi kiện... giải pháp khả thi?

Giả định nếu kiện tụng là điều không thể tránh khỏi nhằm đảm bảo các yếu tố quyền lợi, Việt Nam liệu có cơ hội thắng Mỹ khi phân xử tại WTO?

Về vấn đề này, TS Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh tế thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo xã hội quốc gia (NCIF), Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết cơ hội thắng tuỳ thuộc vào từng vụ việc cụ thể và bằng chứng mà mỗi bên đưa ra với Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO.

“Tính đến năm 2016, Việt Nam đã tham gia 17 vụ việc liên quan đến giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO, trong đó có 3 vụ việc với tư cách nguyên đơn. Thực tế thì Việt Nam cũng có những lúc thắng", ông Trần Toàn Thắng cho biết. Dù vẫn có cơ hội thắng song ông Thắng cũng thừa nhận quá trình kiện tụng này khá phức tạp và tốn nhiều thời gian, chi phí. “Một điểm bất lợi cho Việt Nam là đến thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn chưa công nhận chúng ta là một nền kinh tế thị trường”, ông Thắng nói. Hiện tại, Mỹ đang thay đổi chiến lược từ bỏ các hiệp định đa phương chuyển sang ký hiệp định song phương, nguy cơ từ chiến tranh thương mại là công cụ tốt để ông Trump kiếm lợi khi đàm phán song phương cũng như quá trình đàm phán lại các FTA - ông

Thắng nhận định

Tuy nhiên, TS Trần Minh Long, Đại học Quốc gia TPHCM cho rằng mức độ ảnh hưởng tới các sản phẩm trong nước thực tế sẽ không quá nghiêm trọng.

“Hiện tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng thép, nhôm sang Mỹ chỉ chiếm khoảng 11% tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng sắt, thép của Việt Nam. Việc áp thuế thép và nhôm nhập khẩu này có nguy cơ tạo ra một cuộc chiến thương mại mậu dịch giữa Mỹ và 12 nền kinh tế khác, trong đó có Việt Nam. Trong quyết định này, phía Mỹ cũng bỏ ngỏ nội dung sẽ cấp miễn trừ cho các nước trong trường hợp các sản phẩm thép và nhôm sản xuất tại Mỹ với lượng không đáp ứng được nhu cầu, hoặc chất lượng không đảm bảo, hoặc theo các điều kiện cụ thể về an ninh quốc gia”, ông Long nói.

Lợi bất cập hại

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, trong trường hợp VSA dự tính kiện Chính phủ Mỹ ra Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một quá trình rất khó khăn và khó có tính khả thi. Bởi lẽ, theo quy định của WTO, ngoài các điều khoản có thể áp thuế là kết quả của việc phòng vệ thương mại (chống trợ cấp, chống bán phá giá, tự vệ thương mại) thì còn có điều khoản ngoại lệ trong WTO (điều 232), cho phép các quốc gia thành viên dựng hàng rào thương mại, áp thuế cao nếu hàng hóa nhập khẩu ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng.

Ở một góc nhìn khác, lượng thép và tôn Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chiếm chưa đầy 5% số lượng thép nhập khẩu của thị trường này; chưa đầy 11% tổng lượng thép xuất khẩu nước ngoài của ngành thép Việt Nam. Với quy mô và thị phần kể trên, việc Việt Nam cùng tham gia với một nhóm các doanh nghiệp hay các quốc gia khác có chung lợi ích có thể khởi kiện Mỹ là điều khó khả thi vì tính đại diện thấp.

Nhiều ý kiến cho rằng thay vì dự tính khởi kiện Mỹ khi mức thuế mới được áp dụng, một quyết định có thể gây tốn kém thời gian và chi phí lớn mà cơ hội thắng kiện mong manh, các doanh nghiệp thép trong nước cần tập trung vào việc gia tăng thị phần, chiếm lĩnh thị trường nội địa hay tiếp tục xuất khẩu sang các quốc gia Đông Nam Á vốn còn nhiều dư địa