Thị trường thép Trung Quốc một năm nhìn lại

Ngành thép của Trung Quốc trong năm 2012 đã rơi vào cảnh lao đao, một loạt những công ty lớn bị thua lỗ hoặc lợi nhuận giảm sút nghiêm trọng. Thị trường nói chung chỉ có cung nhưng không cầu ở cả trong nước lẫn ngoài nước do ảnh hưởng chung bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

19/02/2013 09:47

Ngành thép của Trung Quốc trong năm 2012 đã rơi vào cảnh lao đao, một loạt những công ty lớn bị thua lỗ hoặc lợi nhuận giảm sút nghiêm trọng. Thị trường nói chung chỉ có cung nhưng không cầu ở cả trong nước lẫn ngoài nước do ảnh hưởng chung bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Được mnh danh là quc gia có nn kinh tế tăng trưởng thn kỳ trong sut ba thp k qua, ngay c trong thi kỳ khng hong ti t nht trong lch s kinh tế toàn cầu 2008, khiến hàng lot các cường quc công nghip trên thế gii điêu đng nhưng duy ch có Trung Quc đng vng và đt được s phn thnh bc nht. Tuy nhiên Trung Quc cũng không th ng rng h bước dn vào ngày tàn, kinh tế bt đu suy sp k t năm 2011 và kéo dài sang năm 2012.

Sự sai lầm trong đường lối chính sách kinh tế và tiền tệ đã khiến dọ phải trả giá. Sự nóng vội và thiếu định hướng trong việc tăng cường các chương trình kích thích để thực hiện tham vọng bá chủ kinh tế toàn cầu đã tạo ra một hiệu ứng ngược so với những gì họ kỳ vọng.

Ngành Thép Trung Quốc vẫn đứng vững trong thi kỳ khng hong ti t nht trong lch s kinh tế toàn cầu 2008.

Như đã biết, Trung Quốc đã dành ra ngân sách 1,5 nghìn tỉ USD để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và bất động sản, nhưng cuối cùng rất nhiều dự án không phát huy được tiềm lực kinh tế mà còn tạo thêm gánh nặng cho hệ thống ngân hàng.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2012 dao động trên 7%, một con số đáng trong mơ của nhiều nước, song lại là tín hiệu đáng buồn đối với Trung Quốc vì từ nhiều thập kỷ trước đây tăng trưởng kinh tế của nước này luôn đứng trên mức bình quân 10%.

Chính vì lẽ đó ngành thép của Trung Quốc trong năm 2012 đã rơi vào cảnh lao đao, với sự phá sản của hàng loạt các công ty nhỏ, trong khi những công ty lớn bị thua lỗ hoặc lợi nhuận giảm sút nghiêm trọng. Thị trường nói chung chỉ có cung nhưng không cầu ở cả trong nước lẫn ngoài quốc do ảnh hưởng chung bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Nhưng năm 2012 thì lại khác, ngành thép của Trung Quốc đã rơi vào cảnh lao đao khi phải đối mặt tình trạng chỉ có cung mà không có cầu.

Thị trường thép trong nước

Quý Ba hàng năm là thời điểm tiêu thụ thép cao điểm nhất của Trung Quốc, khi ấy giá thép cây HRB400 18-25mm của Hebei Iron & Steel (Hegang) sản xuất từng tăng qua khỏi mức 4.400 NDT/tấn (697 USD/tấn) nhưng cũng kể từ đó xu hướng giảm hình thành kéo dài đến hết quý Ba.

Thanh khoản thắt chặt, sức mua yếu và xu hướng giảm chung của thị trường thế giới trước những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã kéo giá thép cây từng rơi xuống 3.360 NDT/tấn (530 USD/tấn) trong tháng 8. Thời điểm đó nhiều người đã dự báo đích đến 3.000 NDT/tấn không còn xa vời khi đồng loạt các thương nhân chạy đua hạ giá để cắt lỗ và để cạnh tranh.

Thép cây đã lấy lại sự hồi sinh và ổn định trong tháng 9 năm 2012.

Rất may giá thép cây đã lấy lại sự hồi sinh và ổn định ở mức 3.600 NDT/tấn trong tháng 9 sau khi nhà máy Hegang gia tăng sức ép lên các đại lý phân phối phải giữ giá không được rơi xuống khỏi mức này. Những tháng cuối năm còn lại, thị trường nhìn chung không có biến động bất thường vì thị trường bước vào mùa tiêu thụ thấp điểm trong mùa đông, nhưng cũng giao dịch cũng ấm hơn chút ít sau khi chính quyền Bắc Kinh phê duyệt kế hoạch chi tiêu ngân sách quốc gia trị giá hơn 1 nghỉ tỉ NDT (157,7 tỉ USD) vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên toàn quốc.

Giá thép cuộn cán nóng tại thị trường Trung Quốc được ghi nhận ở mức cao nhất là trong tháng 4, khi đó HRC Q235 5.5mm được chào bán ở Thượng Hải với giá 4.300-4.320 NDT/tấn và tại Lecong (Quảng Đông) giá là 4.390-4.400 NDT/tấn. Cả hai đã gồm VAT 17%. 

Giá thép cuộn cán nóng tại thị trường Trung Quốc được ghi nhận ở mức cao nhất trong tháng 4 năm 2012.

Nhưng cũng kể từ đó, giá thép cán nóng là một chuỗi ngày giảm giá, kèm theo sự tê liệt mọi hoạt động kinh doanh. Đến tháng 9 giá HRC Q235 5.5mm tại Lecong (Quảng Đông) chỉ còn 3.160-3.200 NDT/tấn (498-504 USD/tấn), và tại Thượng Hải là 3.220-3.280 NDT/tấn.

Dù sau đó giá đã nhích dần trở lại nhưng kết thúc năm 2012 giá thép vẫn chưa thể vượt qua mốc 4.000 NDT/tấn.

Thị trường thép xuất khẩu

Năm 2012 là một năm bết bát nhất đối với các nhà xuất khẩu Trung Quốc, nhiều trong số họ đã ngồi chơi xơi nước ròng rã trong nhiều tháng liền vì không có người mua. Cuộc khủng hoảng tài chính khiến phần lớn các khách hàng thân thiết đều cắt mua thép của Trung Quốc.

Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp trên thế giới tạo ra đợt sóng ngầm giảm giá kéo dài.

Mặc dù giá HRC SS400B đã kịch đáy nhưng vẫn không tìm được thị trường để XK.

Thời điểm giá xuất khẩu HRC SS400B 3mm có boron của Trung Quốc cao nhất là 640-650 USD/tấn fob trong tháng 4, nhưng đến tháng 9 giá chỉ còn 490-500 USD/tấn fob. Dù đã là giá kịch đáy nhưng người mua vẫn thờ ơ và đi tìm nguồn hàng rẻ hơn.

Sang tháng 11, tín hiệu thị trường khởi sắc hơn kể từ khi chính phủ mới sẽ tập chung chính sách vào phát triển đô thị hóa vùng nông thôn. HRC SS400B 3mm chào bán của Trung Quốc đã khởi động về 570-575 USD/tấn fob cuối tháng 12.

Triển vọng

Với các chính sách tích cực của chính phủ, Trung Quốc được cho là sẽ phục hồi lại nền kinh tế trong năm 2013, một động lực lớn để các thương nhân bắt đầu tăng cường trữ hàng trở lại để đón đầu năm mới. Tuy nhiên sự biến động của giá nguyên liệu thô không ổn định sau khi tăng vọt đầu tháng 1, các thương nhân đã bắt đầu thận trọng chưa dám gom nhiều vì sợ rủi ro.

Ngành thép Trung Quốc hi vọng sẽ phục hồi trong năm 2013 với các chính sách mới của chính phủ.

Bên cạnh đó, sản lượng thép Trung Quốc khả năng cũng sẽ tăng trong những tháng đầu năm do các nhà sản xuất tăng cường mở rộng công suất sau tín hiệu tăng giá.

Nguồn tin: Satthep.net

Â