Liên minh châu Âu hành động để hồi sinh ngành thép

Ủy ban châu Âu (EC) vừa triển khai một "kế hoạch hành động" nhằm vực dậy ngành công nghiệp thép của EU vốn đang chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu giảm, chi phí tăng cao và sự cạnh tranh gay gắt đến từ Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác.

24/06/2013 09:57

Ủy ban châu Âu (EC) vừa triển khai một "kế hoạch hành động" nhằm vực dậy ngành công nghiệp thép của EU vốn đang chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu giảm, chi phí tăng cao và sự cạnh tranh gay gắt đến từ Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác.

EC nhấn mạnh tới những thách thức khó khăn do nhu cầu sụt giảm mạnh của thị trường thép, tình trạng mất việc làm và dư thừa công suất lớn đến mức sẽ phải mất tới 7 năm mới có thể đưa cán cân cung - cầu trở lại mức cân bằng.  

Tuy nhiên, theo nhận định của Antonio Tajani - Ủy viên phụ trách lĩnh vực công nghiệp Liên minh Châu Âu EU, ngành công nghiệp thép vẫn còn đấy một tương lai hứa hẹn dựa trên nền tảng sức mạnh truyền thống của mình, đây cũng chính là động lực để ngành thép hy vọng vào một sự tăng trưởng và cải thiện việc làm.   

Thị trường thép Châu Âu sẽ phải mất tới 7 năm mới có thể đưa cán cân cung - cầu trở lại mức cân bằng.

"Ngành công nghiệp thép có một tương lai đầy hứa hẹn ở châu Âu," Tajani phát biểu. "Với việc tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực đổi mới các dòng sản phẩm cùng với sức mạnh truyền thống của mình, ngành công nghiệp thép Châu Âu hoàn toàn có thể đạt được lợi thế cạnh tranh xét trên toàn cầu."

Để hỗ trợ ngành thép, Ủy ban Châu Âu EC dự định sẽ triển khai một khung pháp lý nhằm hỗ trợ và thúc đẩy nhu cầu từ những khách hàng lớn của ngành đến từ các lĩnh vực công nghiệp xây dựng và sản xuất ôtô.

Ngành công nghiệp thép Châu Âu vẫn đạt được những lợi thế cạnh tranh với việc luôn đi đầu trong lĩnh vực đổi mới công nghệ cùng sức mạnh truyền thống của mình.

Một tuyên bố mới đây cho biết, Brussels sẽ tìm giải pháp cải thiện việc tiếp cận thị trường nước ngoài đồng thời mang lại một "sân chơi bình đẳng" để hỗ trợ xuất khẩu thép của EU, chống lại các hành vi bán phá giá và đảm bảo việc tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào.

Ngoài ra, EC sẽ thúc đẩy các nỗ lực kiểm soát và giảm chi phí năng lượng, trong đó bao gồm việc đảm bảo hợp đồng điện dài hạn cho các nhà sản xuất thép trong trường hợp cần thiết, cũng như khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác đổi mới và nghiên cứu.

Ủy ban Châu Âu EC dự định sẽ triển khai một khung pháp lý nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp thép và thúc đẩy nhu cầu từ những khách hàng lớn nhưcông nghiệp xây dựng và sản xuất ôtô.

Ủy ban Châu Âu EC cho biết ngành công nghiệp thép EU hiện đem lại nguồn doanh thu hàng năm khoảng 170 tỷ euro (225 tỷ USD) và thu hút khoảng 360.000 lao động. EU hiện đứng thứ hai thế giới về sản xuất thép với sản lượng 177 triệu tấn, tương đương 11% tổng sản lượng thép toàn cầu.

EU hiện đứng thứ hai thế giới về sản xuất thép với sản lượng 177 triệu tấn, tương đương 11% tổng sản lượng thép toàn cầu.

Vấn đề chủ yếu mà ngành công nghiệp thép EU đang phải đối mặt là lượng dư thừa công suất trên toàn cầu xấp xỉ 542 triệu tấn, trong đó riêng Trung Quốc dư thừa 200 triệu tấn, Tajani cho biết, điều này đã đặt lượng dư thừa công suất thép ở Châu Âu ở mức 80 triệu tấn. Trong khi đó, do tác động của cuộc khủng hoảng nợ công, nhu cầu thép tại Châu Âu đã giảm 27% và lục địa già đã mất đi khoảng 10% việc làm.

EC sẽ thúc đẩy các nỗ lực kiểm soát và giảm chi phí năng lượng, trong đó bao gồm cả việc đảm bảo những hợp đồng điện dài hạn cho các nhà sản xuất thép.

Tuy nhiên, EC cho rằng triển vọng đối với ngành công nghiệp sản xuất thép ở Châu Âu vẫn khả quan, trích dẫn số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy nhu cầu thép toàn cầu được dự báo sẽ tăng lên 2,3 tỷ tấn vào năm 2025, tăng khoảng 40% so với hiện tại.

Bên cạnh đó, EC cũng nhận định "Việc sống còn đối với ngành công nghiệp thép của Châu Âu là phải tận dụng mọi cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường"

Dự báo cho thấy nhu cầu thép toàn cầu sẽ tăng lên 2,3 tỷ tấn vào năm 2025, tăng khoảng 40% so với hiện tại.

Liên minh Châu Âu hiện nay với 27 quốc gia thành viên ra đời chính là dựa trên nền tảng của Cộng đồng Than Thép Châu Âu (ECSC) trong những năm 50 của thế kỷ trước – một tổ chức hợp tác phát triển kinh tế đi đầu bởi Pháp và Đức có chức năng phối hợp quản lý giá cả, sản xuất và điều kiện lao động liên quan đến các nguồn tài nguyên than và thép trong công cuộc tái thiết sau Thế chiến thứ II.

Hà Vân Sơn (IndustryWeek)

Â