Dấu ấn Thép Thủ Đức - VNSTEEL trong thương hiệu Thép Miền Nam /V/

Bài dự thi của tác giả Nguyễn Văn Hợp tham gia Cuộc thi viết “Thép Miền Nam /V/: Phát huy truyền thống và uy tín thương hiệu” do Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP phát động.

Chi tiết về cuộc thi xem Tại đây

02/06/2022 10:15

Là một cán bộ công nhân viên đang sống và làm việc hơn 20 năm tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức - VNSTEEL, một trong những đơn vị thuộc Khối sản xuất kinh doanh sản phẩm thép xây dựng mang thương hiệu Thép Miền Nam /V/ của Tổng Công ty Thép Việt Nam - CTCP, nhận được lời kêu gọi tham gia cuộc thi “Thép Miền Nam /V/: Phát huy truyền thống và uy tín thương hiệu”. Bằng tình cảm, bằng trái tim bản thân, tôi xin chia sẽ những tâm tư, tình cảm của mình về những gì đã biết, đã chứng kiến về những đóng góp của Thép Thủ Đức trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Thép Miền Nam /V/ trước đây và bây giờ.

Công ty Thép Thủ Đức được hình thành từ những năm 1960 với tên ban đầu là Việt Nam Kim Khí Công Ty - VIKIMCO, do chủ người Việt Nam điều hành và quản lý. Cơ sở vật chất lúc ban đầu rất nghèo nàn chỉ có một phân xưởng cán, sản xuất ra một vài loại sản phẩm thép tṛòn như Ø8, Ø12 với sản lượng khoảng 500-1.000 tấn/năm, bằng nguồn phôi nhập khẩu kích thước 50 x 50.

01Nhà máy VIKIMCO tên gọi đầu sơ khai

02Xe đưa rước công nhân cán thép Thủ Đức

03Ông Nguyễn Văn Nhung - Giám đốc tiếp quản VIKIMCO đầu tiên 1978-1987

04Công nhân Công nhân đang vận hành thép cuộn Công nhân đang vận hành thép cuộn

Nhìn chân dung của những lãnh đạo Nhà máy và công nhân lúc bấy giờ, những hình ảnh cũ, nhòe của người lãnh đạo, bác Nguyễn Văn Nhung, người lãnh đạo Nhà máy, lúc đó đang tiếp quản Nhà máy ngày đầu tiên và những công nhân đang lao động, họ ăn mặc rất bình dị, thô sơ… đang hăng say công việc của mình, họ làm việc nhanh nhẹn, hoạt bát, nhịp nhàng làm sao… Bản thân khi nhìn những hình ảnh này thấy rất bồi hồi, xúc động, cảm kích. Đặc biệt, là bác Nhung, nhìn bác với đôi kính, đôi mắt, tóc bạc, gầy gò rất cảm động, áo quần bình dị,…tôi liên tưởng những khó khăn nhất định của giai đoạn đó - thời kỳ bao cấp của đất nước. Thời kỳ đó Việt Nam đang rất cần những ngành nghề Công nghiệp nặng như ngành thép khi “Cầu nhiều hơn Cung”. Do đó áp lực đặt lên vai người lãnh đạo rất nặng nề với trách nhiệm và nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó đó là tham gia vào công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước. Lúc này, áp lực lớn nên đòi hỏi người lãnh đạo Nhà máy luôn luôn phải là người tiên phong, đi đầu. 

05Lãnh đạo Nhà máy chụp ảnh lưu niệm tại xưởng   A sản xuất

06Khánvvvvh thànhKhánh thành mẻ thép 8TKhánh thành mẻ thép 8TKhánh thành mẻ thép 8T   

07Lò 8T đang n Lò 8T đang nấu ra phôi thép Lò 8T đang n ra Lò 8T đang nấu raphôi thép

08Cô a ng nhân PXC đang vận hành phôi đưa vào  Cô a trục cán

Nhìn những hình ảnh tôi phân tích: Thời kỳ đó đâu được như bây giờ, chúng ta hãy nhìn hình ảnh chân thật, mộc mạc làm sao, đó là hình ảnh những anh công nhân đứng hai bên trục cán đang chạy, hai tay họ nhịp nhàng, họ dùng cây sắt nhỏ và dùng tay nâng thanh phôi thép dài khoảng 2m đang nóng đỏ rực vào khoảng nhiệt độ hơn 1.0000c để đưa vào trục cán hàng ngang với tần suất nhiều lần qua lại, cuối cùng ra cho ra sản phẩm thép tròn Ø 6 Ø 8. Nhìn vậy, nhưng thực tế công việc của những người công nhân rất nguy hiểm như nhiệt độ thép rất cao, ba via thép hay tróc của vải cán bắn ra ngoài gây nguy hiểm… chỉ cần sơ suất 1% nhỏ bé có thể gây tai nạn lao động (bỏng, chín thịt, thậm chí thiệt hại về người).

09Công nhân đang vận chuyển thép cuộn về kho

10Thép cuộn nóng sau khi cán

Dấu ấn tiếp theo

11Đồng chí Lê Hữu Việt kỹ thuật viên

12Công nhân đang lắp lò 08T

Nhìn vào bức ảnh đồng chí Lê Hữu Việt lúc đó là Kỹ thuật viên đang đọc bản vẽ kỹ thuật để lắp đặt lò 08T (tấn) đầu tiên của Việt Nam do các kỹ sư Xí nghiệp liên hợp Luyện kim đen (tiền thân của Công ty Thép Miền Nam) thiết kế chế tạo. Lúc đó thiết bị, công nghệ lắp đặt đều phải mua nước ngoài (Trung quốc, Đài Loan…) rất khó khăn, phức tạp, khi đưa về Việt Nam phải có chuyên gia nước ngoài hướng dẫn kỹ thuật, vận hành cho công nhân Nhà máy để lắp đặt, vận hành, chạy thử… Sau khi vận hành chạy thử, nấu thử cũng không suôn sẻ như thiết bị, công nghệ hiện nay: chẳng hạn để nấu được 01 mẻ thép 08T bao gồm: Phế liệu và các phụ gia, Fero để hợp kim hóa; sau khi hoàn nguyên cho ra phôi thép vuông 6K, 7K đưa vào sử dụng, nhưng một công đoạn quan trọng nhất là phải kiểm tra chất lượng sản phẩm bằng thành phần hóa học hoặc các công việc kiểm tra khác đòi hỏi người thợ kỹ thuật phải nắm vững về công nghệ mới thực hiện được. Nếu đảm bảo thì mới chuyển qua phân xưởng cán nung lại để cán ra thép thành phẩm Ø6, Ø8, thép thanh vằn Ø10- Ø20. Còn nếu sau khi kiểm tra không đạt thì mẻ thép 08T xem như bỏ, phải thực hiện lại nhiều quy trình khác để chế biến, nấu lại rất mất công, tốn nhiều thời gian… Nhìn chung, để có được những sản phẩm thép Ø6, Ø8, thép thanh vằn Ø10- Ø20 cung cấp ra thị trường thời bấy giờ không hề đơn giản, trong quá trình sản xuất có thể có những sự cố lỗi như nấu phôi thép nói trên, một mẻ thép có lúc suôn sẻ, có lúc không suôn sẻ... Đây chính là một bức tranh toàn cảnh để chúng ta hình dung về quy trình nấu 01 mẻ thép rất vất vả, mất nhiều thời gian, công sức, thậm chí nguy hiểm với người công nhân trực tiếp vận hành lò thời kỳ đó.

Sơ lược những tấm gương tiêu biểu nêu trên, còn nhiều tấm gương khác nữa, không chỉ bác Nhung, bác Việt và nhiều người khác là công nhân, người thợ nữa cũng trưởng thành từ Nhà máy VIKIMCO này và Thép Thủ Đức cũng là đơn vị đầu tiên thí nghiệm và nấu luyện thành công phôi thép CT5 từ sắt thép vụn bằng lò hồ quang và tăng Cabon bằng than Antraxit.  

Bản thân tôi tự tìm hiểu, cảm nhận qua những hình ảnh mình có được và viết thành lời để mọi người cùng hình dung và thấy được sự hình thành và phát triển sản phẩm Thép chữ /V/ thương hiệu Thép Miền Nam của chúng ta. Thương hiệu có được như ngày hôm nay không phải tự nhiên mà có, tự nhiên đạt được, mà đó là sự đóng góp lịch sử của Công ty Thép Thủ Đức, Công ty Thép Biên Hòa, Công ty Thép Nhà Bè, Công ty Thép Miền Nam qua nhiều dấu ấn thăng trầm, gian khổ, bao nhiêu mô hôi, công sức, trí tuệ của nhiều thế hệ lãnh đạo, người thợ, người công nhân đã gây dựng nên. 

Thu duc 14 Thép thanh vằn thương hiệu chữ “V” sản xuất tại Nhà máy Thép Thủ Đức trước đây

Giai đoạn từ 1985 - 1990: phát huy những thành quả đạt được của giai đoạn trước về công nghệ cán, nhà máy tiếp tục đầu tư để cải tiến máy móc thiết bị, lò nung nên đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngày 27/07/1988 nhà máy VIKIMCO đổi tên thành Nhà máy Thép Thủ Đức.

Đứng trước tình hình sản xuất ngày càng phát triển, việc cung cấp thép thỏi cho nhà máy đã bộc lộ sự mất cân đối. Để giải quyết vấn đề này, Xí Nghiệp Liên Hợp Luyện Cán Thép đã quyết định đầu tư xây dựng phân xưởng Luyện thép với một lò luyện thép bằng điện hồ quang, công suất 8 tấn/mẻ tại nhà máy và đây cũng là lò đầu tiên ở Việt Nam do các kỹ sư Xí nghiệp liên hợp Luyện kim đen (tiền thân của Công ty Thép Miền Nam) thiết kế và chế tạo. Tháng 8/1990 lò luyện thép cho ra mẻ thép đầu tiên đánh, dấu bước chuyển biến vượt bậc của nhà máy trong việc hoàn thiện năng lực sản xuất. Sản lượng thép của nhà máy đạt được ở những năm cuối của giai đoạn này đã được nâng lên 30.000 tấn/năm.

Giai đoạn 1991 - 1995: đây là giai đoạn nhà máy tiếp tục được đầu tư để phát triển sản xuất, tổng số tiền đầu tư chiều sâu và đầu tư mở rộng là 90 tỷ đồng. Một số công trình đã được đầu tư xây dựng như :

- Lắp đặt thêm 1 lò luyện thép hồ quang 12 tấn/mẻ.

- Lắp đặt dây chuyền đúc thép liên tục 2 dòng có công suất 70.000 tấn/năm cho ra phôi thép 110x110 và đến nay là phôi thép 130x130.

- Lắp đặt hệ thống xử lý khí thải cho 2 lò luyện Thép.

- Lắp đặt phân xưởng cán mới công suất 120.000 tấn/năm, với thiết bị công nghệ của Đài Loan.     

- Thép Thủ Đức là đơn vị đầu tiên thí nghiệm và nấu luyện thành công phôi thép CT5 từ sắt thép vụn bằng lò hồ quang và tăng Cacbon bằng than Antraxit. 

- Lắp đặt các thiết bị để phục vụ cho công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm như: Máy kéo nén, máy phân tích quang phổ...

Từ năm 1995 nhà máy đã đưa các công trình trên vào khai thác sử dụng, nâng năng lực sản xuất thép thỏi của nhà máy lên 50.000 tấn/năm và năng lực sản xuất của 2 phân xưởng cán lên 160.000 tấn/năm. Sản lượng thép cán đạt được trong những năm 1996- 1998 đạt xấp xỉ 160.000 tấn/năm, tăng 05 lần so với những năm đầu..

lo IBT sau khi lap moi Lò EBT 12 T của Nhà máy Thép Thủ Đức 

Giai đoạn 2000 đến nay: Ổn định sản lượng, nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9002-1994, ISO-9001:2000, ISO-9001:2008 và nay là ISO-9001:2015. Sản lượng cho đến năm 2021 đạt: Luyện thép trên 190.000T/năm; sản xuất Thép cán 185.000T/năm. Cho đến năm 2022 vẫn duy trì sản lượng như vậy và vượt công suất nhiều hơn trước. 

Thủ đức hiện tại Nhà máy Thép Thủ Đức - VNSTEEL hiện tại

Trên đây là những thành tựu mà Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức – VNSTEEL đã đạt được về sản xuất sản phẩm Thép chữ /V/ thương hiệu Thép Miền Nam, kết quả này có được là nhờ vào sự đoàn kết nhất trí từ lãnh đạo Công ty cho đến người lao động và đặc biệt là sự chỉ đạo sâu, sát, thường xuyên của Tổng Công ty Thép Việt Nam – CTCP (VNSTEEL).

VNSTEEL là Công ty mẹ hiện hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với gần 40 đơn vị trực thuộc, công ty con và công ty liên kết. Các công ty trải dài khắp các miền đất nước, mỗi công ty sản xuất một lĩnh vực, một thương hiệu sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, chỉ mỗi thương hiệu Thép Miền Nam /V/ có nhiều công ty con sản xuất đó là: Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam - VNSTEEL, Công ty CP Thép Thủ Đức - VNSTEEL, Công ty CP Thép Nhà Bè - VNSTEEL, Công ty CP Thép VICASA - VNSTEEL. Đây là những công ty có lịch sử hình thành, phát triển lâu đời và gắn bó, trung thành với Thép chữ /V/ cho đến ngày hôm nay, đây là sự tự hào, là tấm gương, là cánh chim đầu đàn về thương hiệu, sự tự hào của đất nước. Sản phẩm Thép Miền Nam /V/ không chỉ cung cấp, phục vụ các công trình trọng điểm quốc gia trong nước như công trình lớn cầu đường, các khu công nghiệp, các khu đô thị, cao ốc, …, mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. 

Bản thân rất vinh dự và tự hào khi mình là một người lao động đang sống và làm việc tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức - VNSTEEL, đã đóng góp một phần công sức nhỏ bé nhưng đầy nhiệt huyết của mình để cùng Công ty xây dựng thương hiệu Thép Miền Nam /V/ của Tổng công ty Thép Việt Nam – CTCP. 

Bản thân mong muốn mỗi chúng ta hiện đang làm việc trong ngôi nhà chung Thép Miền Nam /V/ phải biết phát huy sức mạnh đoàn kết, cùng nhau “Giữ gìn, Xây dựng, Phát triển” thương hiệu Thép Miền Nam /V/ ngày càng bền vững và uy tín hơn, để sản phẩm Thép chữ /V/ luôn được khách hàng lựa chọn là sản phẩm thép đáng tin cậy nhất, chất lượng hàng đầu đáp ứng mọi công trình trong và ngoài nước.

Để làm được điều đó mỗi người trong chúng ta phải cùng nhau làm việc tốt hơn nữa công việc của mình đang làm, biết cống hiến, biết giữ gìn, biết trân trọng, biết nâng niu những thành tựu có được trước đây... mà những công nhân, người lao động và các bậc tiền bối lãnh đạo đã gây dựng nên./.

Tac gia Tác giả bài viết - Anh Nguyễn Văn Hợp

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 05 năm 2022

Nguyễn Văn Hợp