Bản tin VNSTEEL News 53
Những nội dung chính sẽ có trong tuần này:
- Tin SXKD VNSTEEL
- Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép, nhôm nhập khẩu và phản ứng từ các nước
- Mỹ áp thuế 25% với nhôm, thép nhập khẩu ảnh hưởng như thế nào tới ngành thép Việt Nam?
13/02/2025 14:48
Tin 1: Tin SXKD VNSTEEL
Thị trường thép thế giới tháng 01/2025, Giá bình quân một số mặt hàng tiếp tục giảm từ 1,6 - 5,8% so với mức giá bình quân tháng 12/2024. Giá bình quân các mặt hàng quặng, sắt, thép phế, phôi thép, HRC, thép cuộn giảm từ 15 - 25%, riêng than mỡ giảm mạnh 42% so với cùng kỳ năm trước.
Tại thị trường nội địa tháng 1/2025, giá thép phế nội địa tại hầu hết các khu vực giảm từ 0,5-1,5% so với tháng 12/2024. Giá phôi thép không có nhiều thay đổi so với tháng trước. Trong tháng 1/2025, giá thép xây dựng cơ bản được giữ ổn định đến kỳ nghỉ tết Nguyên đán, sau tết các nhà máy đều có chương trinh lì xì xuân đầu, hiện nay giá thép cây dân dụng phổ biến từ 13,2 - 13,9 triệu đồng/ tấn; giá thép cuộn từ 13,25 - 13,95 triệu đồng/ tấn (Chưa bao gồm VAT). Do giá mặt hàng HRC có chiều hướng giảm nên tôn mạ cũng đã điều chỉnh giảm trong tháng này.
Trong tháng 1/2025, Toàn hệ thống VNSTEEL tiêu thụ trên 245 nghìn tấn thép thành phẩm, trong đó sản lượng tiêu thụ của thép cán dài ước đạt 134 nghìn tấn; thép cán nguội ước đạt gần 74 nghìn tấn tăng 37,3% so với tháng trước và tăng 10,7% so với cùng kỳ; tôn mạ ước đạt trên 37 nghìn tấn tăng 32,5% so với tháng trước và tăng 12,1% so với cùng kỳ.
Tin 2: Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép, nhôm nhập khẩu và phản ứng từ các nước
Sáng 11/2 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức ký sắc lệnh áp thuế 25% lên mặt hàng hàng thép và nhôm nhập khẩu vào nước này. Nhiều nước đã ngay lập tức lên tiếng phản ứng, lo ngại về tác động đối với ngành công nghiệp và kinh tế toàn cầu.
Phát biểu tại Phòng Bầu dục khi ký sắc lệnh, ông Trump khẳng định: "Hôm nay, tôi đã đơn giản hóa khoản thuế của chúng ta đối với thép và nhôm. Mức thuế là 25% không có ngoại lệ hay miễn trừ." Nhà lãnh đạo Mỹ cũng cho biết sẽ xem xét áp thêm thuế lên ôtô, dược phẩm và chip máy tính.
Theo số liệu chính thức của Mỹ, hiện Canada và Mexico là những nước nhập khẩu thép lớn nhất vào Mỹ. Brazil và Hàn Quốc cũng là những nhà cung cấp thép lớn.
Chia sẻ trên mạng xã hội X, ông Francois-Philippe Champagne, Bộ trưởng Đổi mới sáng tạo Canada, cho biết thép và nhôm của Canada hỗ trợ các ngành công nghiệp chính tại Mỹ từ quốc phòng, đóng tàu đến ôtô. Điều này giúp Bắc Mỹ cạnh tranh và an toàn hơn. Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ Canada, người lao động và các ngành công nghiệp của chúng tôi."
Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang-mok cũng đã gặp Bộ trưởng Công nghiệp và các quan chức cấp cao khác của Hàn Quốc để đánh giá tình hình và đưa ra phản ứng trước khả năng tăng thuế nhập khẩu của Mỹ.
Thủ tướng Australia thông báo: "Tổng thống Mỹ đã đồng ý xem xét khả năng miễn trừ vì lợi ích của cả hai quốc gia chúng ta" và Tổng thống Trump cũng xác nhận điều này.
Trước nguy cơ bị áp thuế từ chính quyền Tổng thống Trump, Anh đang cân nhắc nhiều chiến lược để né tránh tổn thất. Từ tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), mua thêm vũ khí Mỹ, đến đàm phán thỏa thuận thương mại song phương, mỗi phương án đều có cơ hội và thách thức riêng.
Với một loạt các biện pháp liên quan đến đàm phán và chiến lược, Anh hy vọng sẽ duy trì được mối quan hệ thương mại "lành mạnh" với Mỹ mà không phải chịu thiệt hại từ các chính sách bảo hộ của Tổng thống Trump.
Tin 3: Mỹ áp thuế 25% với nhôm, thép nhập khẩu ảnh hưởng như thế nào tới ngành thép Việt Nam?
Sáng 11/2 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Donald Trump đã chính thức ký sắc lệnh áp thuế 25% lên mặt hàng hàng thép và nhôm nhập khẩu, tăng cường nỗ lực bảo vệ các ngành công nghiệp quan trọng về mặt chính trị của Mỹ bằng thuế quan đánh vào một số đồng minh thân cận nhất.
Thuế quan mới sẽ áp dụng rộng rãi với tất cả mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu vào Mỹ, bao gồm Canada và Mexico, hai nhà cung ứng hàng đầu của siêu cường số một thế giới. Kế tiếp lần lượt là Brazil, Hàn Quốc, Đức và Việt Nam. Vậy mức thuế này có ảnh hưởng như thế nào tới ngành thép Việt Nam, mời quý vị cùng lắng nghe ý kiến từ Ông Phạm Công Thảo - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam!
Phỏng vấn Sếp Thảo: Thưa ông, vừa qua Tổng thống Mỹ đã chính thức ký sắc lệnh áp thuế 25% lên mặt hàng hàng thép và nhôm nhập khẩu vào nước này. Ông có thể đánh giá tác động của sắc lệnh này đến ngành thép Việt Nam không thưa ông?
Trả lời: Hiện tại thép của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ vẫn đang chịu mức thuế 25% theo mục 232 mà Mỹ áp dụng từ năm 2018. Mức thuế này được áp dụng hầu hết với các nước trên thế giới, ngoại trừ một số đối tác thân cận của Mỹ như Canada, Mexico. Hiện đã xác đinh được mức thuế 25% này là mở rộng đối tượng chịu thuế, bao gồm cả các đồng minh thân cận của Mỹ và điều này chưa ảnh hưởng đáng kể đối với hoạt động xuất khẩu thép sang Mỹ của Việt Nam, thậm chí Việt Nam có thể được lợi trong ngắn hạn.
Phỏng vấn sếp Thảo: Trên cơ sở sắc lệnh thuế 25% chính thức có hiệu lực từ 14/3 thì thách thức và cơ hội đối với ngành thép Việt Nam là như thế nào thưa ông?
Trả lời: Chính vì mức thuế 25% là mở rộng đối tượng chịu thuế và Việt Nam vẫn đang chịu mức thuế 25% này từ năm 2018 nên trong ngắn hạn đây sẽ là cơ hội cho ngành thép Việt Nam. Đối với các nước là nhà cung ứng hàng đầu cho Mỹ như Canada, Mexico, Brazil... Khi sắc lệnh thuế chính thức có hiệu lực, các nhà cung ứng này sẽ tăng giá bán để hạn chế giảm biên lợi nhuận, điều này có thể dẫn tới việc giá bán mặt hàng thép tại thị trường Mỹ tăng lên và đây chính là cơ hội cho các nước vẫn đang chịu mức thuế 25% theo điều 232 của Mỹ, trong đó có Việt Nam. (Tăng lợi thế cạnh tranh)
Bên cạnh cơ hội cho ngành thép Việt Nam thì cũng có những thách thức đi kèm. Hiện Mỹ vẫn đang điều tra chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép và tôn mạ, điều này có thể gây tăng giá.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang điều tra chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, nếu sắp tới Việt Nam áp dụng chống bán phá giá đối với mặt hàng này thì giá nguyên vật liệu tăng lên, dẫn đến giá thành phẩm cũng sẽ tăng lên.
Khi thuế Mỹ tăng lên, các nhà cung ứng hàng đầu cho Mỹ có thể sẽ tìm kiếm thị trường cung ứng khác, điều này có thể gây trở ngại cho Việt Nam khi bị thu hẹp thị trường tiềm năng.
Phỏng vấn Sếp Thảo: Trong bối cảnh hiện nay, để giúp ngành thép phát triển ổn định theo ông cần chú trọng các giải pháp như thế nào trong thời gian tới?
Trả lời: Để tháo gỡ khó khăn cho ngành thép, cần sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và các bộ ngành trong việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp từ việc ổn định và phát triển kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tỷ giá, duy trì mặt bằng lãi suất thấp, đồng thời đẩy mạnh có hiệu quả việc giải ngân vốn đầu tư công nhằm thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thép nói riêng và vật liệu xây dựng nói chung trong năm 2025.
Doanh nghiệp cũng mong muốn Chính phủ có các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực bất động sản, tạo điều kiện để tái khởi động các dự án đầu tư xây dựng công trình, nhà ở thương mại, phát triển dự án mới. Đây là một trong những phân khúc thị trường chính của ngành thép.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần vận dụng các cơ chế phòng vệ thương mại trong WTO nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thép nhập khẩu, ngăn chặn tình trạng bán phá giá thép nhập khẩu trên thị trường, tạo điều kiện lành mạnh hóa thị trường thép trong nước.
Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng, hàng rào kỹ thuật nhằm ngăn ngừa các sản phẩm thép không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và môi trường tràn vào thị trường Việt Nam.
Đối với các doanh nghiệp, cần có sự chuẩn bị tốt cho hoạt động sản xuất-kinh doanh năm 2025, xây dựng các kịch bản và giải pháp để đối phó tốt với các biến động của thị trường, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Trong dài hạn, cần có kế hoạch để chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon nhằm đáp ứng yêu cầu của Chính phủ Việt Nam và các nước xuất khẩu trong thời gian tới.
Phỏng vấn Hiệp hội thép: Thưa ông, vừa qua Tổng thống Mỹ đã chính thức ký sắc lệnh áp thuế 25% lên mặt hàng hàng thép và nhôm nhập khẩu vào nước này. Ông có thể đánh giá tác động của sắc lệnh này đến ngành thép Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn không thưa ông?
Phỏng vấn Hiệp hội thép: Phỏng vấn Hiệp hội thép: Năm nay VSA đặt mục tiêu tăng trưởng 10% liệu mức thuế này sẽ tác động thế nào đến kế hoạch mà hiệp hội đặt ra? Thời gian qua các doanh nghiệp thực hiện chiến lược đa dạng hoá thị trường ra sao? Kế hoạch giảm bớt phụ thuộc vào thị trường Mỹ thế nào?
VNSTEEL News