TRIỂN VỌNG NHU CẦU THÉP NĂM 2023 CỦA NHẬT BẢN

Kinh tế Nhật Bản: Năm 2023 có sự phục hồi nhẹ nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế thế giới.

03/02/2023 09:23

Năm tài chính 2022, kinh tế Nhật Bản có sự tăng trưởng nhẹ. Trong lúc giá cả tăng trên toàn cầu, kinh tế thế giới giảm tăng trưởng, nhu cầu trong nước có hy vọng phục hồi nhẹ. Trong bối cảnh các biện pháp hạn chế di chuyển được nới lỏng, ngoài việc tiêu dùng cá nhân mà đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ đang được cải thiện, trong bối cảnh kết quả hoạt động của doanh nghiệp được cải thiện, hoạt động đầu tư vốn đang được duy trì một cách ổn định. Xuất khẩu có xu hướng tăng khi các hạn chế về nguồn cung được nới lỏng.

Năm tài chính 2023, có sự phục hồi do nhu cầu tiêu dùng trong nước tiếp tục tăng từ năm trước, nhưng sự suy giảm kinh tế toàn cầu sẽ gây áp lực giảm sút. Các hoạt động kinh tế sẽ bình thường hóa, tiêu dùng cá nhân sẽ phục hồi, tập trung chủ yếu trong ngành dịch vụ. Đầu tư vốn sẽ được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư như các đầu tư bị hoãn lại do đại dịch Covid-19 và các khoản đầu tư trong chuyển đổi số…, nhưng dự kiến sẽ bị thu hẹp lại so với năm trước do nhu cầu bên ngoài chậm lại. Xuất khẩu sẽ chịu áp lực của tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nước ngoài suy giảm do chính sách thắt chặt tiền tệ.

Cung cầu thép: Nhu cầu thép trong nước năm 2023 tăng nhẹ so với năm trước 

Năm tài chính 2022:

Nhu cầu thép trong nước được dự đoán sẽ tăng nhẹ so với năm trước. Trong ngành xây dựng, lĩnh vực dân dụng, do vấn đề chậm trễ trong xây dựng vì thiếu hụt lao động và chi phí vật liệu tăng cao nên nhu cầu trong nước dự kiến sẽ giảm xuống dưới mức của năm trước. Đối với lĩnh vực xây dựng kiến trúc, việc xây dựng nhà kho, cơ sở kho vận, trung tâm dữ liệu vẫn duy trì hoạt động tốt, ngoài ra, tại các nhà máy cho thấy dấu hiệu phục hồi, dự kiến nhu cầu thép sẽ gia tăng. Trong ngành sản xuất chế tạo, mặc dù sự thiếu hụt nguồn cung trong lĩnh vực sản xuất ô tô đã qua giai đoạn tồi tệ nhất, nhưng khả năng phục hồi bị hạn chế do tình trạng thiếu chất bán dẫn. Lĩnh vực máy móc, cùng với hoạt động xuất khẩu đang duy trì tốt, dự kiến sẽ tăng nhu cầu sử dụng thép do vốn đầu tư trong nước đang tăng. Ngoài ra, trong lĩnh vực đóng tàu, dự kiến nhu cầu thép nguyên liệu giảm xuống dưới mức năm trước do năng lực sản xuất giảm vì nhận được ít đơn đặt hàng và hoạt động xây dựng chậm lại vì ảnh hưởng của suy thoái. 

Nhu cầu thép của nước ngoài dự kiến sẽ giảm xuống dưới mức của năm trước. Xuất khẩu thép của Nhật Bản dự kiến giảm xuống dưới mức 2 năm trước do môi trường xuất khẩu xấu đi vì nhu cầu thị trường quốc tế chậm, thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước ASEAN bắt đầu giảm sút.

Năm tài chính 2023:

Nhu cầu thép trong nước, nhìn chung về nhu cầu thép trong nước dự kiến sẽ tiếp tục ổn định. Trong ngành xây dựng, nhu cầu trong lĩnh vực xây dựng dân dụng dự kiến sẽ tăng do chính sách phục hồi quốc gia. Trong ngành kiến trúc, lĩnh vực xây dựng công trình, ngoài nhà kho, cơ sở kho vận, các dự án quy mô lớn vẫn duy trì ổn định mà tập trung chủ yếu ở khu vực Tokyo, vì vậy, nhu cầu thép dự kiến sẽ gia tăng.

Trong ngành sản xuất, lĩnh vực sản xuất ô tô, mặc dù đã giải quyết được tình trạng thiếu chất bán dẫn, nhưng sự phục hồi sẽ bị hạn chế do nhu cầu bên ngoài chậm. Trong lĩnh vực máy móc, vốn đầu tư giảm so với năm trước, tuy nhiên dự kiến nhu cầu đối với vật liệu thép tăng lên trong bối cảnh nhu cầu máy móc xây dựng tăng mạnh mẽ. Ngoài ra, lĩnh vực đóng tàu, cũng như năm trước, dự kiến đạt mức như năm trước. 

Nhu cầu thép của nước ngoài dự kiến sẽ giảm xuống dưới mức năm trước do suy thoái kinh tế ở nước ngoài. 

Sản xuất thép thô: Sản xuất thép thô dự kiến tăng hơn so với năm trước.

Rủi ro: Tiếp tục bị hạn chế nguồn cung vì thiếu hụt thiết bị xảy ra do chi phí nguyên nhiên liệu tiếp tục tăng cao vì chịu ảnh hưởng của chiến tranh Nga – Ukraina, suy thoái kinh tế toàn cầu, rối loạn chuỗi cung ứng.

a Nguồn tin: https://www.jisf.or.jp/news/topics/20221221.html

Thuý Hằng biên dịch