Trung Quốc tăng cường các biện pháp kích cầu thép

Sự gia tăng về nhu cầu thép ở Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ thép lớn nhất trên thế giới, đã có dấu hiệu phục hồi kể từ thời điểm khó khăn nhất trong vòng 4 năm trở lại đây, góp phần cải thiện lợi nhuận cho các nhà máy sản xuất thép cũng như các công ty khai thác quặng sắt.

28/03/2013 13:31

Sự gia tăng về nhu cầu thép ở Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ thép lớn nhất trên thế giới, đã có dấu hiệu phục hồi kể từ thời điểm khó khăn nhất trong vòng 4 năm trở lại đây, góp phần cải thiện lợi nhuận cho các nhà máy sản xuất thép cũng như các công ty khai thác quặng sắt.

Tổng sản lượng tiêu thị thép của Trung Quốc bao gồm cả sản xuất trong nước và nhập khẩu có thể tăng 4,6% lên mức 708,8 triệu tấn vào năm 2013, số liệu khảo sát bình quân ước tính của 6 nhà phân tích được cung cấp bởi Bloomberg News. Cải thiện hơn so với thực tế năm 2012 khi nhu cầu thép chỉ tăng 2,9% đạt mức 677,8 triệu tấn.

Thép ống được đưa lên xe tải tại một kho thép ở Thượng Hải.

Sự tăng trưởng này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho Vale SA, Tập đoàn Rio Tinto và BHP Billiton Ltd., 3 nhà xuất khẩu quặng sắt hàng đầu thế giới, đặc biệt kể từ khi chính phủ Trung Quốc có kế hoạch chi 650 tỷ NDT (tương đương 105 tỷ USD) cho việc xây dựng hệ thống đường sắt, mức đầu tư lớn nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Quay trở lại thời điểm năm 2010, khi Trung Quốc có chính sách thúc đẩy mạnh mẽ ngành lắp ráp ôtô khách trong nước, đây chính là cơ sở cho việc tăng giá thép lên mức cao nhất vào tháng 6 cùng năm của các nhà máy sản xuất thép nội địa trong đó có Công ty gang thép Bảo Sơn.

Trung Quốc kích cầu thép bằng việc tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng hệ thống đường sắt và lắp ráp ôtô.

"Nhìn chung về lâu dài quá trình đô thị hóa cũng là yếu tố tác động tốt đến nhu cầu thép", ông He Wenbo, Chủ tịch HĐQT Công ty thép Bảo Sơn – nhà sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn tuần trước tại Bắc Kinh. Bảo Sơn cung cấp một nửa lượng thép được sử dụng trong ngành công nghiệp lắp ráp xe hơi và sản xuất thiết bị gia dụng ở Trung Quốc.

Quá trình đô thị hóa tác động mạnh đến ngành thép của Trung Quốc.

Vào ngày 12.3 vừa qua, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết sản lượng thép thô tháng trước của nước này tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 61,83 triệu tấn, chỉ ít hơn so với con số kỷ lục 63,62 triệu tấn thép thô sản xuất vào tháng 1 đầu năm.

Ngày hôm qua khi tiêu thụ quặng sắt có dấu hiệu hồi phục từ mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, lượng quặng giao dịch tại cảng Sydney của Rio – công ty có trụ sở đặt tại London và BHP – công ty có trụ sở ở Melbourne đã có mức tăng tương ứng là 23% và 13% so với lượng giao dịch ngày 5.9 năm ngoái. Cũng từ thời điểm đó cho đến nay, với sự bổ sung công xuất từ các nhà máy sản xuất thép của Trung Quốc, lượng tiêu thụ quặng đã tăng tới 60%. Xét cùng kỳ, Thép Bảo Sơn cũng đạt mức tăng 11% lượng giao dịch ở Thượng Hải.

Lượng giao dịch quặng sắt liên tục tăng thời gian gần đây.

Thúc đẩy tăng trưởng

Theo Tân Hoa Xã đưa tin ngày 17.1, năm ngoái chính phủ Trung Quốc đã phê duyệt tăng mức đầu tư dành cho dự án xây dựng hệ thống đường sắt lên tới 631 tỷ NDT với hy vọng sẽ có 120 ngàn km (74.580 dăm) đường sắt đi vào hoạt động từ năm 2015.

"Trung Quốc đã thực hiện các chính sách bình ổn nền kinh tế kể từ nửa cuối năm ngoái,", Hu Zhengwu, một nhà nghiên cứu của Tập đoàn Bảo Sơn có trụ sở tại Bắc Kinh, tập đoàn kinh tế lớn thứ 3 của Trung Quốc và là công ty mẹ của Công ty thép Bảo Sơn, cho biết trong một cuộc phỏng vấn. Cũng theo ông Zhengwu: "Chúng tôi hy vọng chính phủ mới của Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục tăng cường thực hiện các chính sách này để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.".

Ngành thép được hưởng lợi từ những chính sách thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của chính phủ Trung Quốc.

Những chính sách này là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của các nhà máy sản xuất thép trong đó bao gồm Công ty thép Angang và Công ty gang thép Maanshan. Theo số liệu của Hiệp hội thép Trung Quốc (CISA) công bố vào ngày 31.1 vừa qua, tổng lợi nhuận của các nhà máy sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc giảm 98% xuống còn 1,58 tỷ NDT vào năm ngoái. Cũng theo CISA thì trong số này có tới 29% nhà máy sản xuất thép bị thua lỗ.

Cải thiện doanh thu

Trong năm 2012 Công ty thép Angang có trụ sở đặt tại tỉnh An Sơn, Liêu Ninh đã chịu một khoản lỗ khoảng 4,16 tỷ NDT, nhưng trong năm nay theo số liệu ước tính bình quân được thu thập bởi 15 nhà phân tích của Bloomberg News, công ty đã đạt mức lợi nhuận khoảng 502 triệu NDT. Cũng trong năm nay, Công ty gang thép Maanshan có trụ sở đặt tại tỉnh An Huy có thể thu hẹp mức thua lỗ xuống còn 194,4 triệu NDT so với khoản thua lỗ có thể lên tới 3,95 tỷ NDT vào năm ngoái, số liệu bình quân ước tính của 14 nhà phân tích Bloomberg News cung cấp.

Các công ty thép lớn của Trung Quốc được dự báo sẽ có những cải thiện về doanh thu trong năm nay.

Việc tăng giá bất ngờ vào tuần trước của Công ty gang thép Bảo Sơn "càng làm củng cố thêm niềm tin vào một sự phục hồi của nhu cầu thép", Helen Lau, một nhà phân tích của Công ty chứng khoán UOB Kay Hian có trụ sở tại Hồng Kông đã đưa ra lưu ý này cho các khách hàng vào tuần trước.  

Vào ngày 8.3 vừa qua, Bảo Sơn đã tăng giá các sản phẩm thép cán nóng và cán nguội giao trong tháng 4 lên 150 NDT mỗi tấn, đây cũng là đợt tăng giá trong tháng thứ 6 liên tiếp của công ty.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc, tính riêng trong tháng Giêng và tháng 2 vừa qua, doanh số trong việc bán xe khách đã đạt mức 2,85 triệu chiếc, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa con số bình quân ước tính khoảng 11% của 5 nhà phân tích do Bloomber khảo sát.

Doanh số bán xe tại Trung Quốc 2 tháng đầu năm tăng mạnh.     

Thách thức khó khăn

Cũng theo bà Helen Lau, nhà phân tích của Công ty chứng khoán UOB, mặc dù với những tín hiệu tích cực nêu trên thì lượng tiêu thụ thép ở Trung Quốc vẫn có thể bị suy giảm sau khi chính phủ ban hành các chính sách điều tiết giá nhà, trong đó có việc đánh thuế 20% đối với các cá nhân kinh doanh bất động sản. Việc siết chặt thị trường bất động sản có thể làm giảm 1% sản lượng tiêu thụ thép xuống còn 702 triệu tấn so với mức tiêu thụ dự báo trước đó là 708 triệu tấn.

Tuy nhiên ngành thép Trung Quốc sẽ gặp rất nhiều bất lợi với chính sách kiềm chế bất động sản của chính phủ.     

Ngành công nghiệp thép đang có những dấu hiệu cải thiện tích cực tính từ thời điểm khó khăn nhất vào năm ngoái. Nếu xét trên khía cạnh lâu dài, quá trình đô thị hóa sẽ hỗ trợ nhu cầu thép một cách tích cực. Đã đối mặt với rất nhiều khó khăn trong năm ngoái nhưng trong năm nay dự báo ngành công nghiệp thép Trung Quốc sẽ có những bước phát triển tiến bộ hơn.

Hà Vân Sơn (Bloomberg)

Â