Nhu cầu quặng sắt vẫn mạnh trong trung hạn

Nhu cầu quặng sắt được dự báo sẽ vẫn mạnh trong trung hạn khi Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục tăng công suất sản xuất thép trong một vài năm tới, Shaun Browne - Chủ tịch Hãng tư vấn kim loại AME có trụ sở tại Sydney cho biết.

04/11/2013 14:07

Nhu cầu quặng sắt được dự báo sẽ vẫn mạnh trong trung hạn khi Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục tăng công suất sản xuất thép trong một vài năm tới, Shaun Browne - Chủ tịch Hãng tư vấn kim loại AME có trụ sở tại Sydney cho biết.

Phát biểu trong một hội nghị dành cho các nhà công nghiệp mỏ ở Melbourne hôm thứ Tưtuần trước, ông này cho biết, thép là một mặt hàng chiến lược của Trung Quốc, trong khi Ấn Độ cũng đang nỗ lực phấn đấu để trở thành quốc gia sản xuất thép lớn thứ 2 trên thế giới thời điểm 2015 - 2016, nhưng điều này cũng sẽ không thách thức đến vị trí số 1 của Trung Quốc, quốc gia hiện vẫn đang là nhà sản xuất thép lớn nhất trên thế giới.

Ấn Độ đang nỗ lực phấn đấu để trở thành quốc gia sản xuất thép lớn thứ 2 trên thế giới.

Theo Browne, tính đến thời điểm hiện tại Ấn Độ đang là nhà sản xuất thép lớn thứ tư trên thế giới và theo kế hoạch sẽ sản xuất khoảng 80 triệu tấn thép vào năm nay, trong khi đó với Trung Quốc con số này sẽ là 768 triệu tấn thép thành phẩm. Đến năm 2015, dự kiến tổng sản lượng thép của Trung Quốc sẽ tăng lên thành 808 triệu tấn và với Ấn Độ là 89 triệu tấn.

AME dự đoán nhu cầu thép toàn cầu sẽ tăng nhẹ trong tháng 12 của quý này khi Trung Quốc tiếp tục đầu tư vào các dự án đường sắt được công bố vào tháng 8 vừa qua cũng như việc thị trường bất động sản của Mỹ có dấu hiệu được cải thiện.

Trung Quốc đang tiến hành thay đổi cơ cấu theo hướng sản xuất ra các sản phẩm thép có chất lượng cao hơn bằng cách tăng công suất của các lò cao, đây là điều bắt buộc nằm trong các kế hoạch điều tiết nền kinh tế vĩ mô của chính phủ Trung Quốc.

Phát biểu tại hội nghị này, giám đốc điều hành Tập đoàn khai thác quặng sắt Hanking Trung Quốc - ngài Pan Guocheng cho rằng, nguồn tài nguyên quặng sắt của Trung Quốc là không có đối thủ cạnh tranh khi quặng sắt được khai thác từ các mỏ quặng nước này luôn có hàm lượng sắt Fe duy trì ở tỷ lệ cao từ 5 - 15 %, ông cũng hy vọng việc nhu cầu đường biển của Trung Quốc tăng mạnh trong thời gian gần đây sẽ thúc đẩy lượng tiêu thụ quặng sắt nhiều hơn trong trung trung hạn, đồng thời tin rằng nhu cầu nội địa đối với quặng sắt Trung Quốc sẽ vẫn mạnh mẽ.

Nhu cầu đường biển của Trung Quốc tăng mạnh trong thời gian gần đây sẽ thúc đẩy lượng tiêu thụ quặng sắttrong trung trung hạn.

Trong khi không có ai trong số những đại biểu tham dự hội nghị đưa ra dự báo về giá quặng sắt thì 2 nhân vật nói trên đều đồng ý rằng, khi giá quặng sắt giảm xuống dưới 90 USD/tấn vào cuối năm 2012, bất cứ sự điều chỉnh nào trên thị trường làm cho giá quặng sắt thấp hơn mức giá hiện tại chỉ diễn ra trong quá khứ.

SonHV (SBB)