EU lần thứ 2 áp thuế chống trợ cấp với Trung Quốc

Liên minh châu Âu EU vừa ra quyết định áp thuế chống trợ cấp lần thứ 2 đối với sản phẩm thép mạ hữu cơ của Trung Quốc với nỗ lực hỗ trợ các nhà sản xuất thép của EU trong đó có ArcelorMittal.

19/03/2013 15:45

Liên minh châu Âu EU vừa ra quyết định áp thuế chống trợ cấp lần thứ 2 đối với sản phẩm thép mạ hữu cơ của Trung Quốc với nỗ lực hỗ trợ các nhà sản xuất thép của EU trong đó có ArcelorMittal.

Với quyết định của EU, do nhận được hỗ trợ thương mại từ chính phủ nên các nhà xuất khẩu mặt hàng thép mạ hữu cơ được sử dụng trong xây dựng và các thiết bị gia dụng của Trung Quốc sẽ phải chịu mức thuế chống trợ cấp rất cao lên tới 44,7%. Công ty gang thép Wuhan và công ty thép Angang nằm trong số các công ty phải đối mặt với các mức thuế nhập khẩu mới trong vòng 5 năm tới.

Sản phẩm thép mạ hữu cơ của Tung Quốc sắp bị áp thuế chống trợ cấp từ liên minh Châu Âu EU.

Hầu hết các mức thuế trừng phạt của EU nhằm vào các nhà xuất khẩu Trung Quốc đang kinh doanh tại Châu Âu với giá thấp hơn chi phí, một hành động được coi là bán phá giá. Liên minh Châu Âu EU hôm 11.03 vừa qua đã áp dụng tạm thời thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép mạ hữu cơ Trung Quốc trong vòng 5 năm tới trong khi hạ thấp tỷ lệ nhập khẩu mặt hàng này, trong một vài trường hợp sẽ bằng 0.

Các nhà sản xuất thép mạ hữu cơ ở Châu Âu trong đó bao gồm ThyssenKrupp và Voestalpine bị "thiệt hại đáng kể" từ hành động trợ cấp xuất khẩu và bán phá giá của các đối thủ cạnh tranh đến từ Trung Quốc, 27 quốc gia EU cho biết trong 2 phán quyết tại Brussels – Bỉ. Các biện pháp áp thuế chống trợ cấp và bán phá giá đối với các sản phẩm thép mạ hữu cơ Trung Quốc lần thứ 2 trong vòng 5 năm sẽ có hiệu lực sau khi được công bố trong Thông cáo báo chí thường niên của EU diễn ra vào ngày 22.3 sắp tới.

ThyssenKrupp và Voestalpine bị "thiệt hại đáng kể" từ hành động trợ cấp xuất khẩu và bán phá giá của các đối thủ cạnh tranh đến từ Trung Quốc.

Liên minh Châu Âu EU đã mở ra một mặt trận mới để bảo vệ các nhà sản xuất thép Châu Âu trong cuộc chiến với các đối thủ đến từ Trung Quốc bằng cách rà soát các khoản viện trợ của chính phủ bị cáo buộc là không công bằng với họ. Trong tháng 5 năm 2011, EU cũng đã áp đặt thuế chống trợ cấp đối với Trung Quốc lần đầu tiên bằng cách đánh thuế nhập khẩu giấy lên tới 12%. Trong hai cuộc điều tra riêng biệt, khối liên minh EU cũng đang đe dọa áp thuế chống trợ cấp lên mặt hàng xe đạp và tấm năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc.

Mặt hàng xe đạp và tấm năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc cũng đang đối mặt với việc bị áp thuế chống bán pá giá từ Khối liên minh Châu Âu EU.

Thị phần

Theo phân tích của liên minh Châu Âu, lượng thép mạ hữu cơ xuất khẩu của Trung Quốc tính cả Nhà máy liên hợp thép Baotou Nội Mông đã tăng trong 12 tháng qua kể từ tháng 9.2011 và chiếm 14,6% thị phần EU so với mức 9,1% của năm 2008. Cũng theo liên minh EU thì lượng tiêu thụ ở Châu Âu đối với loại mặt hàng thép này đã giảm 7% trong cùng giai đoạn.

Các biện pháp áp thuế chống trợ cấp lên sản phẩm thép mạ hữu cơ của Trung Quốc là kết quả của một cuộc điều tra chống bán phá giá thép lần thứ 2 mà EU đã mở ra vào tháng 2.2012 sau khi Hiệp hội công nghiệp thép Châu Âu EUROFER đã đệ đơn khiếu nại lên Ủy ban Châu Âu EC phản đối việc Trung Quốc bán phá giá sản phẩm thép, nguyên nhân đe dọa sự phát triển của ngành công nghiệp thép trong khu vực.

Lượng tiêu thụ đối với loại mặt hàng thép mạ hữu cơcủa các nhà sản xuất Châu Âu đã giảm 7% trong 12 tháng qua.

Cuộc điều tra đầu tiên của EU về về việc chống bán phá giá thép bắt đầu vào tháng 12.2011, và theo kết quả sơ bộ của cuộc điều tra này thì vào tháng 9 EU áp dụng tạm thời thuế chống bán phá giá lên tới 57,8% đối với sản phẩm thép mạ hữu cơ của Trung Quốc. EU sẽ áp dụng ngay các biện pháp này trong trường hợp phát hiện thấy có sự hỗ trợ ngành thép từ chính phủ Trung Quốc.  

Áp thuế thấp hơn

Thuế chống trợ cấp dao động từ 13,7% đến 44,7%. Công ty gang thép Wuhan, công ty thép Angang và Nhà máy liên hợp thép Baotou Nội Mông đã từng đối mặt với mức thuế nhập khẩu là 26,8%. Các công ty sản xuất khác như công ty gang thép Baoshan và công ty gang thép Xinyu còn phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu tối đa là 44,7%.

Với việc bắt đầu đánh thuế chống bảo hộ, EU đang giảm thuế chống bán phá giá đưa ra 6 tháng trước. EU sẽ áp thuế chống bán phá giá thời hạn 5 năm không cao hơn 26,1%, giảm so với mức tối đa 57,8% hiện nay.

EU sẽ áp thuế chống bán phá giá thời hạn 5 năm không cao hơn 26,1%, giảm so với mức tối đa 57,8% hiện nay.

Như vậy, các công ty gang thép Wuhan, công ty thép Angang và Nhà máy liên hợp thép Baotou Nội Mông sẽ bị áp thuế nhập khẩu 16,2% trong thời hạn 5 năm, giảm so với mức tạm thời 42,5% hiện nay. Còn các công ty gang thép Baoshan và công ty gang thép Xinyu sẽ không bị đánh thuế nhập khẩu so với mức tạm thời 42,5% hiện nay.  

Trong một quyết định thương mại thứ 3 chống lại Trung Quốc, EU áp đặt thuế chống bán phá giá kỳ hạn 5 năm từ 13% đến 35,4% với mặt hàng nhôm cuộn có trọng lượng thấp nhằm hạn chế sức cạnh tranh với Đức, Pháp và các nhà sản xuất EU khác. Quyết định này sẽ có hiệu lực sau khi được EU công bố chính thức vào ngày 19.3.

EU sẽ áp đặt thuế chống bán phá giá kỳ hạn 5 năm từ 13% đến 35,4% với mặt hàng nhôm cuộn trọng lượng thấp.

Đối với mặt hàng cuộn nhôm mỏng có trọng lượng không vượt quá 10kg (22 pounds) còn bị áp thuế chống bán phá giá lên tới 35,6%. Đây là nguyên liệu được sử dụng cho việc đóng gói bao bì sản phẩm. Trước đây EU đã từng đánh thuế chống bán phá giá trong 5 năm ở thời điểm năm 2009 đối với mặt hàng nhôm cuộn nặng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng nhôm cuộn trọng lượng thấp dao động trong khoảng từ 14,2% đến 35,6% tùy thuộc vào công ty của Trung Quốc. Tương ứng với mức thuế chống bán phá giá từ 13% đến 35,4% đối với mặt hàng giấy bọc bao bì được áp dụng từ ngày 18.11.

Hà Vân Sơn (Nguồn tin: Bloomberg)

Â