EU kiện Trung Quốc bán phá giá thép ống

Liên minh Châu Âu EU đã kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới WTO việc Trung Quốc - một trong những đối tác thương mại lớn nhất của mình bán phá giá thép ống không gỉ, dấy lên những lo ngại về khả năng nổ ra một cuộc chiến thương mại chưa biết hồi kết.

24/06/2013 09:58

Liên minh Châu Âu EU đã kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới WTO việc Trung Quốc - một trong những đối tác thương mại lớn nhất của mình bán phá giá thép ống không gỉ, dấy lênnhững lo ngại về khả năng nổ ra một cuộc chiến thương mại chưa biết hồi kết.

Trong tuyên bố ngày 13/6 tại Brussels, EU yêu cầu tiến hành tham vấn với phía Trung Quốc trong khuôn khổ Tổ chúc Thương mại Thế giới WTO, họ cho rằng việc Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá các sản phẩm thép ống chất lượng cao (HP-SSST) do EU sản xuất là không phù hợp với thông lệ của WTO cả về thủ tục tiến hành lẫn quyền hạn thực tế.

Đây là bước đi chính thức đầu tiên trong trình tự giải quyết tranh chấp của WTO, các cuộc tham vấn tại WTO sẽ đem lại cho EU và Trung Quốc cơ hội tìm ra giải pháp phù hợp thông qua việc thương lượng. Nếu tham vấn không đi đến kết quả, trong vòng 60 ngày sau đó EU có quyền yêu cầu WTO thành lập một Ban hội thẩm để đứng ra giải quyết những tranh chấp thương mại.

Không nằm ngoài dự đoán, EU đã gửi đơn lên WTO kiện Trung Quốc bán phá giá thép ống không gỉ nhập khẩu từ EU.

Tháng 11 năm ngoái, Bộ Thương mại Trung Quốc đã áp thuế chống bán phá giá sản phẩm thép ống HP-SSST nhập khẩu từ EU và Nhật Bản, lấy lý do mặt hàng này bị bán phá giá trên thị trường Trung Quốc và gây thiệt hại cho các nhà sản xuất thép trong nước. Hồi đầu năm, Nhật Bản cũng đã gửi đơn kiện tương tự lên WTO.

Trong quá khứ, WTO thường xem xét thành lập một Ban hội thẩm duy nhất đứng ra giải quyết cùng một tranh chấp thương mại giữa nhiều quốc gia này với một quốc gia khác. Điều này rất có khả năng xảy đến với Trung Quốc sau các cuộc đàm phán sắp tới đồng thời sẽ là liều thuốc thử quan trọng đánh giá khả năng tự vệ thương mại của quốc gia này kể từ khi gia nhập WTO năm 2001.

EU cho rằng việc Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá sản phẩm thép ống chất lượng cao (HP-SSST) là không phù hợp với thông lệ của WTO.

Mọi quốc gia thành viên hoàn toàn có thể yêu cầu WTO trong việc đánh giá xem liệu các thành viên khác có vi phạm những quy tắc thương mại quốc tế hay không và có thể được phép áp đặt các biện pháp trả đũa.

Ủy ban Châu Âu EC cho biết các mức thuế chống bán phá giá mà chính phủ Trung Quốc áp dụng đối với sản phẩm thép ống không gỉ nằm trong phạm vi từ 9,7% đến 11,1% "đang cản trở đáng kể" khả năng xâm nhập của mặt hàng này vào thị trường Trung Quốc.

Thuế chống bán phá giá mà chính phủ Trung Quốc áp dụng đang cản trở khả năng xâm nhập vào thị trường nàyđối với sản phẩm thép ống không gỉ sản xuất tại EU.

Đầu tuần này, EC cho biết sẽ áp dụng mọi biện pháp có thể để bảo vệ ngành công nghiệp thép vốn đang gặp khó khăn của Châu Âu do chịu ảnh hưởng của nhu cầu giảm, chi phí tăng cao và sự cạnh tranh khốc liệt đến từ Trung Quốc.

Vụ kiện mới nhất này của Liên minh Châu Âu đang làm gia tăng thêm mức độ căng thẳng trong quan hệ thương mại hai chiều với Trung Quốc thể hiện qua một loạt các cuộc tranh chấp "ăn miếng trả miếng" gần đây, chưa kể tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc với Nhật Bản - quốc gia đang có xung đột chính trị sâu sắc với Bắc Kinh.

Không chỉ tranh chấp trên thị trường thép ống, EU và Trung Quốc còn trả đũa lẫn nhau trên thị trường rượu vang và tấm pin năng lượng mặt trời.

Ngoài thép ống, để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình Bắc Kinh còn áp thuế chống bán phá giá lên mặt hàng rượu vang nhập khẩu từ EU cùng một số hóa chất khác, đây được coi là hành động đáp trả việc EU áp thuế bán phá giá lên sản phẩm tấm pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc và những đe dọa về việc mở một cuộc điều tra đối với các công ty viễn thông lớn của nước này. "Các cuộc điều tra về sản phẩm rượu vang nhập khẩu sẽ diễn ra quyết liệt hơn nếu EU tiếp tục bỏ qua lợi ích của Trung Quốc", thông điệp đưa ra bởi Tân Hoa Xã tuần trước.

Hãng thông tấn của chính phủ Trung Quốc cũng nhấn mạnh tới cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài của khu vực đồng tiền chung Châu Âu và đổ lỗi cho chủ nghĩa bảo hộ của EU chính là nguyên nhân khơi mào cho những vụ trả đũa thương mại giữa hai bên, dấu hiệu cho thấy triển vọng tăng trưởng kim ngạch thương mại hai chiều giữa EU và Trung Quốc ngày một xấu đi.

Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU khi mà năm ngoái kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu của EU lần lượt là 212 tỷ $ và 334 tỷ $.

Global Times thậm chí còn thẳng thắn hơn khi thừa nhận "Trung Quốc đang là người làm chủ cuộc chơi khi nắm trong tay một lượng lớn trái phiếu phát hành bởi EU và đầu tư vào chính các quốc gia nằm trong khối này".

Mối quan ngại về cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và EU đã không ngừng gia tăng trong thời gian gần đây, khi hai bên liên tục trả đũa lẫn nhau bằng các biện pháp thuế quan. Điều này đã làm dấy lên những bất đồng nội bộ sâu sắc trong chính khối Liên minh Châu Âu, với việc Đức ủng hộ giải pháp đàm phán trong khi Pháp thì cho rằng việc áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn là cần thiết để bảo vệ lợi ích kinh tế của khối, chống lại các hành vi bán phá giá không công bằng của Trung Quốc.

Quan hệ thương mại EU - Trung Quốc sẽ được đưa ra thảo luận vào tuần sau khi các Bộ trưởng Thương mại EU nhóm họp tại Luxembourg để đề cập tới các cuộc đàm phán mở với Hoa Kỳ trong khuôn khổ Hiệp định mậu dịch tự do thương mại thế giới.  

Hà Vân Sơn (EUbusiness)

Â