eMagazine

net-zero-01

PHẦN 1 - HÀNH ĐỘNG NGAY HÔM NAY 

net-zero 2-02

Việt Nam có lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ tuyến, địa hình đa dạng và phức tạp, nên có sự khác biệt khá lớn về khí hậu. Dưới tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), Việt Nam đã chứng kiến nhiều biến đổi môi trường và tác động xấu đối với nền kinh tế và cuộc sống của con người.

net-zero 3-03 Biến đổi khí hậu (BĐKH) và “phép thử” từ siêu bão Yagi

Siêu bão Yagi cùng với đợt lũ lụt khủng khiếp vừa xảy ra đầu tháng 9 năm 2024 ở các tỉnh phía Bắc là hồi chuông cảnh báo nghiêm túc không chỉ cho các cơ quan chức năng mà cả với mỗi người dân nhằm có thể thích ứng, sống chung, qua đó giảm tối đa thiệt hại do thiên tai, biến đổi khí hậu gây ra trong quá trình phát triển đời sống kinh tế - xã hội, đô thị.

Mục tiêu giảm phát thải Khí nhà kính (KNK)

Đối với toàn cầu:

Logo UNFCCC CCNUCC Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu

UNFCCC là một công ước quốc tế  ký kết năm 1992 tại Hội nghị Trái đất, tại Rio de Janeiro, Brazil.

UNFCCC nhằm ngăn chặn sự can thiệp nguy hiểm của con người vào hệ thống khí hậu và đạt được sự ổn định của nồng độ KNK trong khí quyển ở một mức độ sẽ ngăn chặn được sự can thiệp nguy hiểm của con người vào hệ thống khí hậu.

Đối với Việt Nam: 

Kịch bản giảm phát thải CO2 cho đến năm 2050 với từng mục tiêu (Nguồn: Emissions Gap Report, UNEP) 

Tháng 11/2022, Việt Nam cập nhật Cam kết Quốc gia tự quyết định (NDC):
• Bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2030 Việt Nam sẽ giảm 15,8% (so với mức 9% cam kết năm 2020) tổng lượng phát thải KNK so với BAU - Kịch bản thông thường
• Mức đóng góp này có thể tăng lên 43,5% (so với mức 27% cam kết năm 2020) khi nhận được hỗ trợ từ quốc tế. 

Mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net - Zero)

Phát thải ròng bằng 0 là gì? 

Net-zero là cắt giảm lượng phát thải KNK gần bằng không nhất có thể, và lượng phát thải còn dư sẽ được bù đắp qua hấp thụ từ các nguồn hấp thụ, các hoạt động hấp thụ KNK như trồng rừng, phục hồi các đại dương, đất trồng… 

Vậy tại sao phải đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0?

  • Để ngăn chặn tác động tồi tệ nhất của BĐKH và bảo tồn hành tinh có thể sống được: mức tăng nhiệt độ toàn cầu trên mức thời kỳ tiền công nghiệp cần được giới hạn ở mức 2°C và phấn đấu đạt 1,5°C (Mục tiêu theo Thoả thuận Paris).
  • Hiện tại, Trái đất đã ấm hơn khoảng 1,1°C so với cuối những năm 1800 với sự tăng nhiệt độ diễn ra nhanh hơn trong các thập kỷ gần đây.
  • Để giữ cho sự nóng lên toàn cầu ở mức <1,5°C: lượng phát thải KNK cần phải giảm 45% vào năm 2030 và đạt Net-zero vào năm 2050. 

Minh họa lộ trình đạt Net - Zero

BAU Nguồn: World Resource Institute

Các quy định pháp luật về kiểm kê và giảm phát thải KNK 

  •  Nghị định 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022: Quy định giảm nhẹ phát thải KNK và bảo vệ tầng ô-dôn: nghĩa vụ thực hiện kiểm kê KNK và giảm phát thải KNK cho các cấp, bao gồm cơ sở 
  •  Quyết định 13/2024/QĐ-TTg ngày 07/01/2022: Danh sách các đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải KNK và kiểm kê KNK (cập nhật 2 năm 1 lần). 
  •  Các hướng dẫn cấp ngành về đo đạc, báo cáo, thẩm định kết quả giảm nhẹ phát thải KNK và kiểm kê KNK:

Bộ Tài nguyên & Môi trường: Thông tư 17/2022/TT-BTNMT (quản lý chất thải)

Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thông: Thông tư 23/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 (lĩnh vực lâm nghiệp)

Bộ Công thương: Thông tư 38/2023/TT-BCT ngày 27/12/2023 (ngành công thương) 

net-zero 3-04

Lộ trình báo cáo phát thải và giảm phát thải KNK cấp cơ sở

net-zero 5-05

(Hết phần 1)

Trung Hoàng

--------------------------------

Nguồn tham khảo bài viết:

  • Bài trình bày của Bà Đặng Hồng Hạnh - Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng và Môi trường (VNEEC)
  • Emissions Gap Report, UNEP
  • World Resource Institute 


 


 

;